4 thg 2, 2010

112.Chuyện thường niên: Công nhân phẫn nộ đình công vì bị cắt xén lương, thưởng trong những ngày Tết đến.

TUMASIC.TK- Như cơm bữa, cứ mỗi khi dịp Tết cổ truyền Việt Nam đến gần, thì những người công nhân lại đình công hàng loạt để phản đối chuyện cắt xén lương thưởng cuối năm của các chủ thuê lao động tại Việt Nam. Theo Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động Việt Nam và Nhật báo Người Việt, chỉ trong 3 ngày từ 14-16 tháng 1, đã có 5 cuộc đình công lớn tại nhiwều nơi, chủ yếu là công nhân. Sáng nay, gần 80 tài xế taxi tại Cần Thơ cũng đình công vì lí do lương thưởng và trợ cấp xã hội không được đảm bảo.

Đình công vì chuyện lương thưởng là chuyện thường niên


Theo các tài xế, nguyên nhân dẫn đến việc đình công, ngưng việc tập thể là do phía công ty tăng mức truy thu định mức tối thiểu từ 400.000 đồng mỗi ngày lên mức 500.000 - 600.000 đồng mỗi ngày. Với mức truy thu mới, nếu vào cuối ngày tài xế nào không đạt đủ doanh thu theo định mức tối thiểu mà phía công ty đề ra thì phải xuất tiền túi để bù vào khoản hụt.

Nhiều tài xế cho biết, trong thời gian qua, họ làm việc trong tình trạng không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, thưởng tết thấp, không được trả lương theo đúng thời hạn... Đặc biệt, nhiều xe đã hết hạn đăng ký đăng kiểm.


Tập trung trước trụ sở công ty để chờ giải quyết. Ảnh: Quang Minh.

Đến 12h trưa nay, nhiều tài xế VIP Taxi vẫn tiếp tục ngưng việc vì cho rằng, những bức xúc chưa được lãnh đạo công ty giải quyết thỏa đáng.

Trước đó, liên tục trong 3 ngày 28-29 và 30 tháng 1, một cuộc đình công lớn với 10000 công nhân ở Trà Vinh đã diễn ra vì người thuê lao động ăn chặn tiền Tết của những công nhân này, Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động Việt Nam cho hay.

“Liên tục trong 3 ngày 28-29-30 tháng 1, toàn bộ hơn 10,000 công nhân Công ty Giày Da Mỹ Phong tại Trà Vinh đã đình công vì bị chủ ăn chặn tiền Tết.”

Tập thể công nhân uất ức vì chủ trừ tiền 2 lần: Trong năm, khi nhiều công nhân xin nghỉ vì việc gia đình v.v... thì chủ đã trừ lương tháng đó, nay đến Tết lại trừ thêm lần nữa. Tuy việc này chỉ ảnh hưởng đến số công nhân nói trên, nhưng mọi người đã đồng lòng đình công vì đã chồng chất quá nhiều uất ức.

Ðể ngăn chặn cuộc đình công lan rộng, công ty đã đóng lại cổng của mỗi xưởng. Do không khí nóng bức, ngộp thở khi bị đóng cửa, ít nhất 13 công nhân bị ngất xỉu, trong đó có ít nhất 3 công nhân phải được đưa vô bệnh viện.

Trong khi cuộc đình công tiếp diễn, nhiều người dân ở gần đây đã đến đứng trước cổng hô hào ủng hộ cho cuộc đình công mà họ cho rằng công nhân đang bị bóc lột.

Theo nguồn tin từ phía người dân cũng như từ phía công nhân, thì ngày 29 tháng 1, hai công nhân đã vượt qua được sự kiểm soát của bảo vệ, chạy ra để kêu gọi mọi người khác đình công, đã bị vây bắt và đuổi việc.
Ủy Ban Bảo Vệ Lao Động Việt Nam


Theo nguồn tin tổ chức Bảo Vệ Lao Ðộng Việt Nam, có 16 công nhân đã bị xỉu và 2 trong số những công nhân tổ chức đình công ở công ty Mỹ Phong đã bị công an bắt và chủ đuổi việc. Hệ thống công đoàn cũng như guồng mày nhà nước CSVN không đứng về phía công nhân để bảo vệ họ dù chế độ Hà Nội tự nhận là “của dân, do dân và vì dân.”

Báo Người Việt


Công nhân công ty Mỹ Phong tràn ra từ cổng phân xưởng A3 để đình công. (Ảnh: Lao Động Việt)

Những cuộc đình công vì chuyện lương thưởng và ưu đãi xã hội bị chủ thuê lao động cắt xén trong mấy ngày qua


Theo bản tin tờ Tuổi Trẻ, ngày 14 Tháng Giêng, 2010, công nhân Công ty TNHH Hason Vina (Khu công nghiệp Tân Ðịnh, huyện Bến Cát, Bình Dương), cho biết chủ doanh nghiệp đã bỏ trốn và không trả lương cho công nhân. Công nhân Nguyễn Văn Nam nói, “Công ty nợ lương, bảo hiểm xã hội đã nhiều tháng khiến cuộc sống của công nhân rất khổ cực. Cả ba anh em chúng tôi làm chung một công ty, nay đều không dám về tết.”

Tờ Tuổi Trẻ dựa vào báo cáo của các ngành chức năng tỉnh Bình Dương, cho hay hiện công ty còn nợ ba tháng lương của gần 700 công nhân với khoảng 1,1 tỉ đồng và gần 1,8 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội. Công ty còn nợ ngân hàng khoảng 100 tỉ đồng. Nhà cầm quyền địa phương “sẽ tạm ứng ngân sách hơn 1.1 tỉ đồng để trả lương, tạo điều kiện cho công nhân về quê ăn tết.”

Theo báo Thanh Niên, sáng ngày 15 Tháng Giêng, 2010, “gần 500 công nhân thuộc bộ phận Gò - Thành phẩm, Xí nghiệp 2, Công ty Cổ phần Sản xuất Thương mại Hữu Nghị (đóng tại Khu công nghiệp An Ðồn, quận Sơn Trà, TP Ðà Nẵng) đã đồng loạt đình công do công ty không rõ ràng về tiền lương và chế độ đãi ngộ.”

Nguồn tin nói, “Hầu hết bức xúc của các công nhân xoay quanh việc họ không rõ cách chi trả mức lương căn bản cũng như đơn giá thành phẩm ngoài giờ mà họ làm được.” Ðây là công ty quốc doanh được bán lại cho tư nhân.

Theo báo Người Lao Ðộng, ngày 14 Tháng Giêng, 2010, khoảng 500 công nhân Công ty TNHH DongBang (100% vốn Hàn Quốc ở Sài Gòn “đã ngừng việc vì bị ép tăng ca quá nhiều, chất lượng bữa ăn kém; công ty chưa trả tiền phép năm, chưa công bố thưởng cuối năm.”

Trước đó, ngày 12 Tháng Giêng, 2010, theo tờ Người Lao Ðộng “hơn 150 công nhân Công ty Nhật Lâm (quận Gò Vấp-Sài Gòn) đã ngừng việc.”

Công nhân cho hay, “đến nay, dù đã trễ hẹn gần một tuần nhưng công ty vẫn chưa thanh toán lương Tháng Mười Hai, 2009. Những lý do khác của cuộc đình công, theo nguồn tin, là “công ty vẫn chưa thông báo điều chỉnh lương tối thiểu, không giải quyết phép năm 2009 và chậm công bố thưởng Tết.”

Càng đến ngày Tết, các cuộc đình công dễ xảy ra hơn khi chủ nhân các xí nghiệp không sòng phẳng trong khi người lao động cần tiền nhiều hơn.

Báo Người Việt

Đây là một chuyện thường niên hay sao? Hay đó là cách các ông chủ thuê lao động coi là một "truyền thống"?

Thông thường, những vụ đình công sẽ bị giấu nhẹm không cho dư luận biết và công an, cán bộ Nhà nước khu vực có đình công sẽ hợp tác cũng chủ thuê lao động đàn áp các cuộc đình công này, Phong Trào Lao Ðộng Việt cho hay. Phong Trào Lao Ðộng Việt nói trên là một tổ chức kết hợp nhiều công nhân đứng lên tranh đấu cho quyền lợi lao động, họ phối hợp với Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Ðộng Việt Nam để đưa tin tức ra ngoài về những bóc lột áp bức tràn lan tại Việt Nam.

Đây là cách nhà nước xã hội chủ nghĩa - đứng đầu là Đảng đại diện cho giai cấp công nhân trong xã hội đối xử với những công dân "làm công nặng, ăn lương thấp và bị cắt xén" hay sao?

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010

1 nhận xét:

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)