26 thg 2, 2010

146.Ngày 28/02 khởi công xây dựng nhà máy Alumium Nhân Cơ tại ĐăkNông. Nhà nước và dư luận vẫn còn bất đồng chính kiến

TUMASIC.TK- Chính phủ Việt Nam thông báo, ngày 28/02 tới đây, dự án xây dựng nhà máy Alumium Nhân Cơ tại tỉnh Đăk Nông sẽ được khởi công. Dự án do Tập doàn Than - Khoáng Sản Việt Nam chủ thầu. Dự án sẽ áp dụng công nghệ Bayer để sản xuất alumina và áp dụng các tiêu chuẩn tiên tiến trong bảo vệ môi trường.



Theo thông tin từ Chính phủ, việc khởi công xây dựng nhà máy được tiến hành sau khi Tập đoàn đã cùng với các bộ, ngành liên quan rà soát, tính toán nhằm đảm bảo cho dự án đạt hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường và hạn chế tác động tới văn hóa bản địa một cách tối đa... Đây là dự án alumina thứ 2 của Tập đoàn sau dự án tại Lâm Đồng.


 Bản đồ quy hoạch dự án alumin Nhân Cơ. Ảnh: PMH

Dự án được đầu tư theo 2 giai đoạn: Giai đoạn 2007 - 2012 có công suất thiết kế 650.000 tấn alumina/năm và giai đoạn sau 2015 dự kiến sẽ nâng công suất lên gấp đôi.

Tổng mức đầu tư của dự án với công suất ban đầu 650.000 tấn alumina/năm là 11.624 tỷ đồng đồng (tương đương khoảng 655 triệu USD).  

Theo kế hoạch, nhà máy sẽ hoàn thành vào cuối năm 2012.


Tập đoàn Than Khoáng Sản VN cho biết, quặng bauxite được khai thác từ mỏ Nhân Cơ (có tổng trữ lượng quặng tinh khoảng 270 triệu tấn), sẽ được tuyển rửa tại nhà máy tuyển xây dựng gần khu mỏ, sau đó được vận chuyển bằng tuyến băng tải dài khoảng 5,5 km để đưa vào nhà máy alumina.

Cùng với việc thực hiện đầu tư dự án Nhà máy sản xuất alumina Nhân Cơ, Tập đoàn sẽ nghiên cứu và nếu khả thi sẽ triển khai đầu tư sớm nhà máy điện phân nhôm với công suất khoảng 150.000 tấn - 200.000 tấn/năm.

Bí thư Tỉnh uỷ Đăk Nông trao đổi với báo giới

Thưa ông, có những ý kiến cho rằng có nguy cơ gây tác động xấu về môi trường, xã hội và hiệu quả về mặt kinh tế của dự án thấp. Đến nay, chủ đầu tư có cam kết bảo đảm an toàn về môi trường và hiệu quả kinh tế như thế nào?

Khi trình với Chính phủ, chủ đầu tư và các cơ quan tham mưu, tư vấn đều đặt yêu cầu là phải đảm bảo được các yếu tố đó. Và nay đã tiến hành xem xét thận trọng, chặt chẽ; dự án đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phân tích hiệu quả kinh tế, Chính phủ thấy được mới cho phép khởi công đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.

Nhiều góp ý của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm đã quan tâm và đặc biệt là những ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chính phủ đã được chủ đầu tư và các Bộ, ngành, các cơ quan chuyên môn tiếp thu, thực hiện thẩm định các yếu tố về hiệu quả kinh tế và tác động của việc khai thác bô xít, sản xuất alumin.

Bộ Tài nguyên – Môi trường đã lập một hội đồng khoa học để thẩm định trước khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án và Bộ Công Thương cũng lập một hội đồng khoa học để đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế.

Khi dự án sắp khởi công, còn điều gì ông cảm thấy băn khoăn? 

Mọi dự án muốn phát triển bền vững, hợp lòng dân thì đòi hỏi phải hướng tới mục tiêu hài hoà giữa kinh tế – xã hội – môi trường, hài hoà giữa lợi ích Trung ương – địa phương – nhà đầu tư. Muốn có được điều này thì việc tổ chức thực hiện phải đồng bộ và thật bài bản, đạt yêu cầu khoa học – thực tiễn.

Dự án này đã có thời gian chuẩn bị khá dài, thậm chí chậm tiến độ để thẩm định và đánh giá lại. Tuy nhiên, giữa sự tính toán và thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách. Nếu nói còn có điều gì băn khoăn thì là chỗ này, phải được kiểm chứng thực tiễn trong quá trình triển khai sắp tới và kịp thời điều chỉnh, bổ sung để đạt được kết quả tốt nhất.

Dự kiến thu 940 tỷ đồng/năm

Về mặt kinh tế, dự án này sẽ đóng góp vào sự phát triển của tỉnh Đắk Nông như thế nào?

Theo tính toán, với quy mô nhà máy alumin công suất 650.000 tấn/năm, nguồn thu hàng năm của dự án khoảng 940 tỷ đồng, trong đó các khoản thuế tài nguyên, phí môi trường nộp cho địa phương khoảng trên dưới 159 tỷ đồng.

Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp cho ngân sách địa phương không quan trọng bằng việc từ dự án này sẽ tạo điều kiện phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ, cơ sở hạ tầng, kích thích đô thị hoá và giải quyết vấn đề lao động, nâng cao mức sống của người dân. Bởi vì hiện nay nếu nói về tiềm năng để phát triển kinh tế của Đắk Nông số một là bô xít, thứ hai là thuỷ điện và thứ ba là nông nghiệp kỹ thuật cao.


Mặt bằng xây dựng nhà máy Nhân Cơ.

Trong đó, thuỷ điện đang được khai thác và công suất tối đa cũng chỉ khoảng 1.700 MW. Riêng nông nghiệp kỹ thuật cao, chúng tôi đang hướng đến, do dưới chân là quặng bô xít nên dù nông nghiệp hiện nay là nguồn thu chủ lực của tỉnh nhưng thực tế là vẫn kém hiệu quả và vì thế khai thác bô xít sau khi hoàn thổ cũng tạo điều kiện để cải tạo đất đai, phục vụ phát triển nông nghiệp kỹ thuật cao.




Thưa ông, có phải vì phát triển kinh tế nên buộc phải khai thác bô xít, mặc dù có ý kiến quan ngại về ảnh hưởng môi trường và ít hiệu quả kinh tế?

Trước hết, trữ lượng bô xít của nước ta được đánh giá là hàng thứ ba thế giới. Đây không chỉ là thế mạnh riêng của tỉnh Đắk Nông mà là của cả nước, việc khai thác bô xít là vấn đề của cả nước.

Riêng tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã khẳng định quan điểm là không vì vấn đề bảo vệ môi trường mà không làm gì cả nhưng cũng không vì mục tiêu phát triển mà xem nhẹ việc bảo vệ môi trường. Đây mới chỉ là dự án thí điểm để kiểm nghiệm thực tế về các vấn đề môi trường, xã hội và hiệu quả kinh tế.

Hiện nay, chúng ta mới thẩm định, tính toán được cụ thể đối với dự án nhà máy alumin Nhân Cơ quy mô 650.000 tấn/năm còn để nói ở quy mô rộng hơn thì chắc chắn phải đầu tư tính toán, đặt ra nhiều điều kiện, yêu cầu mới nữa.

Về mặt kinh tế, nếu chỉ dừng lại ở việc chế biến quặng bô xít để xuất khẩu thì đúng là hiệu quả còn hạn chế. Muốn hiệu quả cao hơn thì phải sản xuất ra nhôm, đó là việc của tương lai, hiện chúng ta phải làm từng bước, đồng thời cũng phải nghĩ và tính toán ngay cho các bước phát triển sau đó.


Nếu dự án thí điểm này không giải quyết được vấn đề môi trường, vấn đề xã hội hoặc không hiệu quả về kinh tế thì liệu có thể dừng việc khai thác, thưa ông?

Theo tôi, nếu xét về quy mô, tính chất thì việc khai thác, xây dựng nhà máy sản xuất Alumin có công suất nhỏ của dự án là bước khởi đầu, đặt nền móng cho tương lai phát triển của ngành Alumin – nhôm Việt Nam, ở đây mới chỉ là dự án có tính chất thí điểm và đã được cân nhắc thận trọng, chặt chẽ, từ đây sẽ kiểm nghiệm xem thực tế triển khai có đạt được những yêu cầu, những tính toán mà chúng ta mong muốn hay không.

Sau dự án này mới đúc kết thực tiễn để xem xét có nên mở rộng quy mô để phát triển thành một ngành công nghiệp Alumin – nhôm hay không và cần thêm những yêu cầu, điều kiện gì. Nhiều việc đang còn ở phía trước, chúng ta vừa triển khai giai đoạn này, đồng thời ngay từ bây giờ, chủ động đặt tầm nhìn xa hơn để có bước đi thích hợp là cần thiết; quá trình tới không thể thiếu ý chí, quyết tâm cao và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ này.

Sự phản đối dự án từ nhóm trí thức BauxiteVietnam

Ngay sau khi thông tin này được Chính phủ Việt Nam đưa ra, cùng với những trả lời phỏng vấn của truyền thông Nhà nước đối với ông Bí thư tỉnh uỷ Đăk Nông, Nhóm BauxiteVietnam đã lập tức phản đối và bày tỏ sự nghi ngờ những cam kết bảo vệ môi trường của Nhà nước cũng như Tập đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam.
Theo chúng tôi được biết thì Bộ Chính trị ĐCSVN đã từng ra Nghị quyết yêu cầu dừng dự án Nhân Cơ lại, chỉ thực hiện thí điểm việc khai thác bauxite tại Tân Rai thôi và cũng thực hiện một cách thận trọng, trong khi thực hiện phải xem xét đầy đủ các loại ảnh hưởng như môi trường, văn hóa, và an ninh ở cả vùng chiến lược hết sức quan trọng là Tây Nguyên. Từ đó đến nay chưa thấy Bộ Chính trị ĐCSVN rút lại hoặc bổ sung một phụ lục nào vào Nghị quyết đã loan, nghĩa là Nghị quyết ấy vẫn còn hiệu lực. Phiên họp Quốc hội cuối năm 2009 cũng đang xin khất lại việc thông qua Tổng dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Còn bản giải trình của Bộ Công thương tại diễn đàn Quốc hội hồi tháng 5-2009 thì đã bị giới chuyên môn phản ứng rất mạnh, thậm chí coi là một loại “trò diễn” đến người không có chuyên môn cũng khó có thể lọt tai. Vậy thì, Tập đoàn TKV lấy lá bùa hộ mệnh ở đâu ra mà dám qua mắt QH và Bộ Chính trị ĐCSVN được nhỉ? Không lẽ đây là một việc đã được QH và BCT bật đèn xanh một cách ngấm ngầm, do đã có ký kết với Trung Quốc từ trước, như cái việc ông TBT Nông Đức Mạnh từng ký với ông Giang Trạch Dân trong tuyên bố chung hồi 2001 và ký lần thứ hai với ông Hồ Cẩm Đào hồi 2005 mà không cần đếm xỉa đến vai trò của Nhà nước? Thú thật, chúng tôi không dám tin.

Phải nhắc lại: đất nước này không phải là đất nước của Tập đoàn TKV, cũng không phải là đất nước riêng của một nhóm, một tập đoàn nào, mà là đất nước của 85 triệu con người đầy ý thức về quyền và nghĩa vụ của mình đối với Tổ quốc. Muốn làm việc gì cũng phải có nguyên tắc rành mạch, phải dựa trên pháp luật được toàn dân thừa nhận, như vậy hành động của mình mới có thể gọi là quang minh chính đại được. Riêng Tập đoàn TKV càng nên nhớ đến món nợ than thổ phỉ ở Quảng Ninh còn chưa trả, và ông tổng Kiển dù có được ai đấy cho lặng lẽ ôm túi tiền thoát thân thì nhân dân Việt Nam trước sau đã đóng đinh tên ông trên bảng ghi “xú”. Những ai muốn theo gương ông xin hãy cứ chờ đấy.

Đây là một nhóm trí thức được thành lập từ năm 2009, với mục đích kêu gọi Nhà nước dừng ngay các hoạt động khai thác bauxite và sản xuất alumium tại Tây Nguyên, đặc biệt là tại Đăk Nông với lí do môi trường và an ninh. Nhóm này nói rằng, việc khai thác bauxite sẽ gây ra các ảnh hưởng về môi trường một cách nghiêm trọng, đặc biệt, sau khi khai thác, bùn đỏ, sản phẩm phụ của quá trình này, sẽ khiến đất đâi ở đây bị phá huỷ, cây trồng không thể phát triển trên khu vực này, đồng thời, đời sống của người dân xung quanh và các công nhân làm việc ở trong nhà máy sẽ bị phá hoại trầm trọng. Hơn nữa, về lí do an ninh quốc gia, nhóm này cho rằng đây là một "đường lối" trong kế hoạch bành trướng của Trung Quốc. Nước này trước đó gửi hàng ngàn công nhân với những phương tiện hiện đại tới Đăk Nông trong dự án này. Điều này càng làm tăng thêm lo ngại về vấn đề quốc phòng. Bởi lẽ, Tây Nguyên là một trí chiến lược quan trọng, từ Tây Nguyên, như chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, có thể tiến đánh nhiều vùng trọng yếu khác của Việt Nam.

Tướng Võ Nguyên Giáp, một trong các vị tướng giỏi nhất mọi thời đại trong lịch sử thế giới hiện đang ở tại Hà Nội, nhiều lần viết thư tới Nhà nước phản đối dự án này và yêu cầu ngừng tiến hành với các lí do như trên.

Tuy nhiên, những yêu cầu này không được chấp nhận, mặc dù có tiếng nói của tướng Giáp. Trang web của nhóm trí thức nói trên nhiều lần bị tin tặc đánh phá nghiêm trọng, mặc dù có treo hình của tướng Giáp, cũng như các bức thư của tướng này.


Người chủ sự của nhóm, giáo sư Nguyễn Huệ Chi và các cộng sự nhiều lần bị an ninh khám nhà, tịch thu máy tính cá nhân, tài liệu,...

Nhóm trí thức này trở nên điêu đứng hơn, kể từ khi tướng Giáp ốm yếu, phải thở máy vào cuối tháng 12 năm ngoái.

Về các trả lời của ông Bí thư tỉnh uỷ Đăk Nông, nhóm này phản bác rằng
Vào giữa tháng 4 2009, dưới sức ép của giới trí thức, một số đại biểu QH đã kiến nghị, yêu cầu Chính phủ phải báo cáo trước QH về quy hoạch các đại dự án khai thác bauxite ở Tây nguyên – một vấn đề trọng đại của đất nước có tác động đến nhiều mặt chính trị, quốc phòng, kinh tế và đời sống xã hội, mà bấy lâu nay Đảng và Chính phủ “âm thầm” tiến hành. Từ đó, nhiều vấn đề còn chưa minh bạch trong quy hoạch các dự án này được nêu ra. Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ phải kiểm tra, giám sát và báo cáo lại.

Tuy nhiên, vào 16/10/2009, trước khi kết thúc phiên họp Ủy ban Thường vụ QH cuối cùng trước kỳ họp QH, Chủ nhiệm Văn phòng QH Trần Đình Đàn cho biết, mặc dù nhiều ĐBQH có đề nghị Chính phủ báo cáo về việc triển khai thực hiện dự án bauxite Tây Nguyên, nêu rõ thuận lợi, khó khăn, song nội dung này “đã được Chính phủ báo cáo tương đối đầy đủ tại kỳ họp thứ 5 vừa qua, nên sẽ báo cáo tại kỳ họp sau của QH”, tức là kỳ họp thứ 6 diễn ra vào 20-27/10/2009.

Thế nhưng, vào kỳ họp QH 20-27/10/09 này, không ai nghe bất cứ một thông tin gì về quy hoạch và các dự án bauxite mà Chính phủ đã hứa sẽ trình bày.

Bất ngờ, hôm nay, dự án bauxite Nhân cơ được công bố sẽ khởi công vào cuối tuần này 28/02/2010. Theo ông Trần Quốc Huy, Bí thư Tỉnh ủy Đăk Nông, thì cơ quan chuyên trách đã kiểm chứng kết quả thực tiễn thông qua kiểm tra của Bộ Tài nguyên Môi trường và việc đó đã được Chính phủ phê duyệt. Ông Bí thư Tỉnh ủy lấy gì để bảo đảm cho lời tuyên bố ấy, vì các kết quả này đã được đưa ra trình bày ở một phiên nào trong kỳ họp cuối năm của Quốc hội đâu? Mà Quốc hội  thì quyền năng tất nhiên to hơn Chính phủ, thưa ông.

Vả lại, cũng xin nhắc rằng, Đại biểu QH Dương Trung Quốc, trong buổi họp cuối cùng của kỳ họp 20-27/10/09 đã thẳng thắn nêu ra: những nội dung nào mà Chính phủ chuẩn bị báo cáo trước Quốc hội nếu có, thì cũng chỉ có một ngày trước khi trình bày, nên chẳng có ai phản ứng kịp để mà phản biện. Ông còn nêu thêm, những gì mà các đại biểu QH đã từng thông qua chỉ là “niềm tin chính trị” chứ chưa phải là bằng chứng khoa học và chưa được kiểm chứng bởi những tổ chức, cơ quan chức năng độc lập.

Trong một tình hình như vậy, thử hỏi việc triển khai dự án Nhân Cơ có phải là một việc làm lấy được hay không?
Như vậy, trái với sự quyết tâm của Nhà nước trong việc tiến hành dự án này, nhóm trí thức và những người ủng hộ vẫn tiếp tục phản đối, vì những hiểm hoạ nghiêm trọng mà nó đang và sẽ gây ra. Nhà nước và dân luận vẫn chưa có chung quan điểm, bất đồng chính kiến lại tiếp diễn.

Đây là một vấn đề rất đáng quan tâm, bởi nó liên quan đến an ninh quốc gia, sức khoẻ con người và môi trường. Trên cả các lợi ích về kinh tế, dự án này rất đáng để Nhà nước xem xét thật kĩ lưỡng trước khi quyết định, chứ không phải vội vã đưa ra và phê chuẩn như đã nói ở trên trong khi vẫn có sự phản đối với những lí lẽ từ đại tướng Võ Nguyên Giáp, đại biểu quốc hội và nhà sử học Dương Trung Quốc, nhóm trí thức BauxiteVietnam và những cá nhân ủng hộ (có chữ kí online kiến nghị phản đối).

Trước đó, năm 2009, nhóm Người Việt Yêu Nước cũng đã tổ chức phát áo miễn phí với nội dung "No Bauxite - No China " để phản đối dự án này.



Tin liên quan:

"Việt Nam Trung Hoa, núi liền núi, sông liền sông"- Họa mất nước đơn giản từ đấy mà ra


Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: "Cho nước ngoài thuê đất đầu nguồn trồng rừng nguyên liệu dài hạn là đặc biệt nguy hiểm với an ninh quốc gia"

Tin mới nhất về sức khỏe Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầu năm 2010

Tan nát vùng biên vì quặng Bauxite

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010


web stats analysis

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)