5 thg 2, 2010

114. Chiến dịch "Tết Mậu Thân 1968". Ai đã thảm sát đồng bào Huế năm xưa?

TUMASIC.TK- Cứ mỗi khi dịp Tết cổ truyền của dân tộc đến gần, cộng đồng người Việt tại hải ngoại laọi có câu nói "Vui xuân không quên Tết Mậu Thân". Ngoài những cụ già ở Huế và những khu vực lân cận còn sống, những người đã chứng kiến cuộc chiến đẫm máu này, thì trong giới trẻ hiện nay, ít ai biết được về cuộc chiến này, hay như những người Việt hải ngoại gọi là "Cuộc thảm sát Mậu Thân 1968".

Sự kiện Tết Mậu Thân là cuộc tổng tiến công và nổi dậy vào dịp Tết Mậu Thân năm 1968 của Quân Giải phóng miền Nam trên hầu hết lãnh thổ của miền Nam Việt Nam, mặc dù cả hai bên đã có thỏa hiệp ngưng bắn. Đây là một sự kiện gây chấn động lớn trên thế giới và là chủ đề gây nhiều bàn cãi nhất; nó còn có một vai trò và hệ quả rất to lớn trong Chiến tranh Việt Nam.


Nguồn: Wikipedia

Ba năm sau khi tham chiến trực tiếp quân đội Mỹ đã ngăn chặn miền Nam Việt Nam không rơi vào tay Cộng sản, nhưng quân Mỹ không thể bình định được miền Nam. Nắm được điểm yếu của phía Mỹ là dư luận của cả nhân dân và chính giới tại Mỹ ngày càng trở nên thiếu kiên nhẫn và phong trào phản chiến ngày càng lên mạnh không cho phép quân đội tham chiến quá lâu tại nước ngoài mà không có được một tiến bộ rõ rệt khả dĩ cho phép rút quân về nước, phía quân Giải phóng hoạch định một trận đánh gây tiếng vang lớn "Một cú đập lớn để tung toé ra các khả năng chính trị" (Lê Duẩn) để tạo đột phá cho chiến tranh, nhằm buộc Hoa Kỳ xuống thang chiến tranh đi vào đàm phán.

Diễn biến "Tết Mậu Thân"

Trong chiến dịch Đông Xuân 1967 – 1968, quân Giải phóng đồng loạt tấn công vào 41 tỉnh, thành phố, thị trấn và hàng trăm thị xã miền Nam Việt Nam. Thời điểm cuộc tấn công diễn ra đúng vào giao thừa trong bối cảnh hai phía Bắc – Nam và cả quân đội đồng minh đã thoả thuận hưu chiến 36 giờ đồng hồ để người dân được yên hưởng một Tết truyền thống trong hoà bình.

Quân Giải phóng đã tấn công đúng vào giao thừa để giành phần bất ngờ. Chiến trường Huế, một địa điểm chính yếu trong toàn cuộc chiến, đã diễn ra ác liệt và kéo dài đến 25 ngày đêm. Sau khi quân Giải phóng bị đánh bật ra khỏi thành phố, người dân Huế đã tìm thấy nhiều hố chôn tập thể với hàng ngàn xác thường dân được Mĩ và Việt Nam Cộng hòa cho là đã bị bộ đội thảm sát trong khoảng thời gian chiếm đóng kéo dài bốn tuần tại đây. Từ đó về sau, Tết Nguyên Đán trở thành ngày giỗ người thân của hàng ngàn gia đình ở cố đô Huế.

Do trong tháng 1 năm 1968 ngày dương lịch sát ngày âm lịch: ngày 29 (tháng 1) dương lịch là ngày 30 (tháng chạp) âm lịch và có sự lệch nhau một ngày của Tết hai miền nên có sự hiểu không nhất quán trong các cấp chỉ huy chiến trường của quân Giải phóng về thời điểm tiến công (ngày N): là ngày theo âm lịch hay theo dương lịch, là theo lịch miền Bắc hay lịch miền Nam. Sự thiếu nhất quán này đã làm cuộc tiến công ở các địa bàn Quân khu 5 Quân Giải phóng đã nổ ra sớm hơn một ngày so với các địa phương khác trên toàn miền Nam. Tuy vậy tính bất ngờ của Mậu Thân vẫn được bảo đảm.

Mặc dù phía Mỹ cũng đã đưa ra một số dự đoán về cuộc tấn công này có thể diễn ra trước tết hoặc sau tết nhưng trên thực tế nó nổ ra ngay đúng trong dịp tết, vì vậy phía Mỹ lẫn phía Việt Nam Cộng hòa đều bị bất ngờ cả về thời gian lẫn quy mô của cuộc tiến công này. Cuộc tiến công đã nổ ra vào đêm giao thừa Tết Mậu Thân theo lịch miền Bắc, tức đêm 29 rạng ngày 30 tháng 1 năm 1968, trên khắp các tỉnh miền Trung từ Quảng Nam đến Khánh Hoà và Tây Nguyên (thuộc Quân khu 5 của quân Giải phóng). Và đêm 30 rạng ngày 31 tháng 1, tức đêm giao thừa của lịch miền Nam (đêm mồng 1 rạng ngày mồng 2 Mậu Thân của lịch miền Bắc), quân Giải phóng tiến công tại tất cả các tỉnh thành còn lại của miền Nam Việt Nam.

Ngay đêm tiến công đầu tiên tại Sài Gòn các đội biệt động cảm tử của Giải phóng quân đã nhằm vào các mục tiêu khó tin nhất: Toà Đại sứ quán Mỹ, dinh Tổng thống, đài phát thanh, bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất... Sau đó quân tiếp ứng thẩm thấu vào thành phố tiếp quản các mục tiêu và tham gia chiến đấu. Cuộc tiến công đã gây bất ngờ lớn cho phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Cuộc tiến công cho thấy sự bất lực của hệ thống tình báo của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa đã không tiên liệu được khả năng, tính chất cũng như thời điểm, quy mô của sự kiện mặc dù có sự khập khiễng về ngày giờ tiến công của quân Giải phóng ở các địa phương.

Bất ngờ về mục tiêu và thời điểm tiến công: 10 ngày trước, hai sư đoàn Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có hành động nghi binh bằng cách tấn công căn cứ của Thủy quân lục chiến Mỹ tại Khe Sanh làm bộ chỉ huy Mỹ tập trung tâm trí và binh lực lên miền núi Quảng Trị để tránh một trận Điện Biên Phủ mới. Việc quân Giải phóng tiến công vào các đô thị không hề được lường trước làm cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa và Mỹ hoàn toàn bất ngờ khi một bộ phận sĩ quan và binh lính (kể cả Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) đang về quê nghỉ Tết.

Bất ngờ về quy mô tiến công: cuộc tiến công làm sửng sốt mọi người khi mà đồng loạt tại tất cả các đô thị cùng diễn ra các trận đánh nhau quyết liệt trong gần một tháng (chỉ riêng đợt 1) và điều bất ngờ này cho thấy 3 năm tìm-diệt của quân đội Hoa Kỳ chỉ đạt được hiệu quả thấp.

Bất ngờ về độ sát thương bạo liệt không khoan nhượng: từng dãy phố bị ném bom napal, quân sĩ hai bên mụ mị đánh nhau như điên dại, tràn lan mức độ giết chóc và trả thù, hành quyết ngay trên phố (Xem Sự kiện tướng Nguyễn Ngọc Loan)... Điều này được truyền thông nhanh chóng gây ấn tượng rất lớn lên tâm lý dư luận thế giới.

Về mặt tác chiến trong các đô thị, Giải phóng quân thành công nhất tại cố đô Huế. Họ chiếm giữ thành phố 25 ngày và sau đó đánh nhau ác liệt giành giật từng khu nhà đoạn phố với Thủy quân lục chiến Mỹ. (Xem thêm Trận Mậu Thân tại Huế)

Để khuếch đại tiếng vang đến mức tối đa, các lãnh đạo của phía quân Giải phóng đã lựa chọn phương án mạo hiểm nhất là đánh thẳng vào hậu phương của địch. Trong việc lập kế hoạch cho cuộc tổng tiến công, quân Giải phóng đã có những đánh giá không đúng với thực tế tình hình và duy ý chí: họ hy vọng cùng với tiến công quân sự đánh vào các lực lượng Việt Nam Cộng hòa ở trong các đô thị họ có thể phát động dân chúng nổi dậy tổng khởi nghĩa đánh sụp chính quyền Việt Nam Cộng hòa và đặt Mỹ trước tình thế phải đi đến quyết định ra đi khỏi chiến tranh. Kế hoạch trên dựa trên nhận định thấp về khả năng của Quân lực Việt Nam Cộng hoà và đánh giá quá cao khả năng của họ, nên trong thực tế quân Giải phóng đã bị thương vong cực kỳ to lớn mà không phát động được tổng khởi nghĩa của người dân (trừ ở một số nơi như Huế); chính quyền Việt Nam Cộng hoà vẫn đứng vững.

Một đặc điểm nữa của việc lập kế hoạch tiến công Mậu Thân 1968 là các cấp chỉ huy chiến đấu của quân Giải phóng đã không tách bạch được đâu là mục tiêu chính trị thực chất của cuộc tiến công và đâu là mục tiêu được phổ biến rộng rãi trong quân sĩ để cổ vũ khí thế chiến đấu. Mục tiêu thực chất là đánh lớn gây tiếng vang hướng tới dư luận và chính giới Mỹ để buộc đối phương xuống thang, đàm phán. Còn mục tiêu chính trị được phổ biến tuyên truyền trong cán bộ binh sĩ để nâng cao sĩ khí là đó là trận cuối cùng "đánh dứt điểm" đối phương. Các cán bộ chiến trường khi lập kế hoạch tác chiến cũng tin tưởng vào quyết tâm đánh dứt điểm của cấp trên nên họ lập kế hoạch và tiến hành đánh theo kiểu trận đánh cuối cùng. Điều này làm cho các thiệt hại của Giải phóng quân càng thêm nặng nề.

Điều tệ hại hơn nữa cho quân Giải phóng là họ đã không linh hoạt thay đổi tuỳ theo tình hình. Khi thấy chưa đạt được mục tiêu trong đợt tấn công đầu tiên họ đã phát động tiếp đợt 2 vào tháng 5, đợt 3 vào tháng 8 khi mà kế hoạch đã bại lộ và đối phương đã đề phòng và chuẩn bị đón đánh, làm cho thiệt hại của Giải phóng quân càng lớn.

Đánh giá các sai lầm của quân Giải phóng trong cuộc tổng tấn công Mậu Thân, báo Quân đội Nhân dân đã liệt kê các điểm như: đánh giá sai về tương quan lực lượng giữa hai bên dẫn đến việc đề ra mục tiêu tổng tấn công giành chính quyền một cách chủ quan, không kịp thời chuyển hướng hoạt động quân sự khi tình hình đã thay đổi.

Trong năm 2008, đợt kỉ niệm 40 năm "Sự kiện Tết Mậu Thân", Đài Á Châu Tự Do RFA có phỏng vấn những nhân chứng về sự kiện này

(Lưu ý: Trong video, có sử dụng từ "Việt Cộng" là để chỉ Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở miền Bắc Việt Nam trước năm 1975)

 

Tuy nhiên chúng tôi là tuổi trẻ. Nhưng chúng tôi biết tìm toài và tìm các báo trung thật đa chiều mà độc và phán xét.
Không phải chúng tôi muốn khơi lại lịch sử đau thương quá khứ. Nhưng thật sự vụ tết Mâu thân nầy đã bị thành phần khác xuyên tạc và biện minh cho mình một cách vơ cớ. Hơn nữa nhiều người trẻ VN trong nước và ngoài nước không hề hay biết.
Kết quả quân sự của "Tết Mậu thân 1968"

Cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968 đã dẫn đến các kết quả chính trị và quân sự cho cả thời kỳ 1969-1971.

Theo các thông cáo chính thức của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thì họ đã loại ra khỏi vòng chiến 630.000 quân đối phương cả Mỹ lẫn VNCH, 13.000 xe cơ giới, 1.000 tàu chiến, 700 kho đạn, 15.000 đồn bót[12]

Sau tổng tiến công Mậu Thân, vùng kiểm soát của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam bị thu hẹp. Quân Giải phóng bị đẩy ra xa và suy yếu trầm trọng: các đơn vị quân sự suy yếu, các lực lượng chính trị bị bộc lộ và bị triệt phá gần hết, thương vong cao hơn hẳn các năm trước, phải 3-4 năm sau lực lượng của họ mới hồi phục lại được. Mất đất mất dân, quân đội của họ mất thế đứng chân tại nhiều nơi trên chiến trường miền Nam, phải rút về miền nông thôn, rừng núi hoặc phải sang ẩn tránh tại các vùng bên kia biên giới Lào và Campuchia. Thậm chí đã có ý kiến trong giới lãnh đạo của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam và ở Hà Nội đề nghị giải tán các sư đoàn, trung đoàn chính quy và quay trở về lối đánh du kích.

Chiến trường miền Nam trở nên yên tĩnh. Trong các năm sau Mậu Thân, từ 1969 đến 1971, là thời gian Quân lực Việt Nam Cộng hòa chủ động tiến công tìm diệt quân Giải phóng, thực hiện kế hoạch Phượng Hoàng, bình định và triệt phá phong trào chính trị của phe Cộng sản ở nông thôn và thành thị. Vai trò của đấu tranh chính trị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam từ nay suy giảm đi nhiều vì các hệ thống cơ sở chính trị của họ bị phá và với sự ác liệt không khoan nhượng của chiến tranh ở giai đoạn này không cho phép dân chúng tụ tập trên chiến trường để yêu sách chính trị. Từ đó trở đi sức mạnh vũ trang mang tính chất quyết định.


Thống kê thiệt hại của Quân giải phóng miền Nam (Wikipedia)

Đó là cơ sở để các tướng lĩnh Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng hòa cho rằng cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của quân Giải phóng đã thất bại. 40 năm sau sự kiện Tết Mậu Thân, tướng Lê Khả Phiêu lúc đó là chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, đơn vị chủ lực đánh vào thành Huế và giữ Huế 25 ngày, thừa nhận: Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, chúng tôi ở chiến trường lao đao mất 2 năm rưỡi, đến năm 1972 ta mới có được những chuyền biến tích cực.

Kết quả chính trị

Tuy nhiên, cuộc tổng tiến công đã làm dư luận Mỹ thấy rằng việc đưa quân tham chiến với nỗ lực cao đã làm căng thẳng trong xã hội Mỹ, phúc lợi giảm sút, gây nhiều hệ lụy xấu cho xã hội... mà vẫn không dứt điểm được quân Cộng sản và trong tương lai chiến tranh không biết đến bao giờ. Điều này đưa đến kết luận là Hoa Kỳ không thể thắng được trong cuộc chiến này. Quy mô của cuộc tiến công làm dư luận Hoa Kỳ mất kiên nhẫn và tin tưởng với giới quân sự, họ đòi chấm dứt chiến tranh mang quân về nước. Một mặt họ thiếu niềm tin vào hiệu quả của quân đội, mặt khác các hành động bạo liệt mất nhân tính được trình chiếu trên TV đánh vào lương tâm công chúng (Xem Thảm sát Mỹ Lai, Thảm sát do đơn vị Lực lượng Mãnh Hổ). Họ đòi hỏi phải chấm dứt chiến tranh ngay lập tức. Họ coi chiến tranh là bẩn thỉu.

Các chính trị gia trong Quốc hội Hoa Kỳ gây sức ép lên chính phủ đòi xem xét lại cam kết chiến tranh, đòi hủy bỏ uỷ quyền cho chính phủ tiến hành chiến tranh không cần phê chuẩn, thúc ép giải quyết chiến tranh bằng thương lượng. Ngay các nhà lãnh đạo chính phủ Hoa Kỳ cũng chia rẽ trong quan điểm sẽ làm gì tiếp theo. Các cố vấn hàng đầu của tổng thống và ngay Tổng thống Lyndon B. Johnson thoái chí đi đến kết luận không thể tăng quân thêm nữa theo yêu cầu của giới quân sự mà phải xuống thang, đàm phán. Cũng từ sau Mậu Thân trở đi, quyền lực tiến hành chiến tranh của Tổng thống Hoa Kỳ càng ngày càng bị hạn chế bởi Quốc hội và dư luận trong nước và quốc tế. Sự rút quân về nước là không thể đảo ngược và Chiến tranh Việt Nam đi vào giai đoạn mới mà chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng hòa phải tự bảo vệ lấy mình - Việt Nam hoá chiến tranh là không thể tránh khỏi.

Ngày 31 tháng 3 năm 1968 Tổng thống Johnson tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc Việt Nam, sẵn sàng đàm phán để chấm dứt chiến tranh, không tăng thêm quân theo yêu cầu của Bộ chỉ huy chiến trường và từ chối tranh cử nhiệm kỳ tới. Tổng thống Richard M. Nixon, thắng cử vì hứa sẽ chấm dứt chiến tranh, tuyên bố sẽ dần rút quân về nước và đàm phán với phía Cộng sản. Vấn đề của Hoa Kỳ bây giờ không còn là chiến thắng cuộc chiến nữa mà là rút ra như thế nào.

Tất cả những điều trên đã cho Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam khẳng định rằng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn. Đây là thắng lợi mang tính chiến lược của họ: Hoa Kỳ buộc phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.

Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về "Tết Mậu Thân"

Trong "Tết Mậu Thân 1968" đã có hơn 5000 người dân Huế bị chôn sống bởi Quân giải phóng miền Nam, do các binh lính của quân đội này nghi ngờ rằng, 5000 người này là các sĩ quan, cán bộ, "tay chân" của chính quyền Sài Gòn (Việt Nam Cộng Hòa). Ngoài ra, còn có hàng ngàn người dân bị bắn chết không biết rõ tên tuổi, được chôn tập trung tại núi Bân (Huế).

Nguyên do của việc nhiều người dân Huế bị tàn sát này là do trại Lực lượng đặc biệt A-Shau rút đi, nên thung lũng A Shau bị bỏ ngỏ, quân đội của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) đã lợi dụng sơ hở này để tiến công vào Huế. Còn ở Sài Gòn, cũng là một chiến trường ác liệt, thì số người dân bị giết không đáng kể do lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam Việt Nam) và quân đội đồng minh: Mỹ, Hàn Quốc, NewZeland, Úc bảo vệ và đập tan đường tiến công của quân đội miền Bắc. Còn các vùng khác, vì có lực lượng của Việt Nam Cộng Hòa và quân Đồng minh chốt gác nên quân đội miền Bắc cũng không thể tiến công mạnh. Chỉ có dân Huế bị thảm sát ghê gớm như vậy.

Cho đến nay, các sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam cũng chỉ nói tóm tắt một vài nội dung cuộc cuộc tiến công của quân đội Giải phóng miền Nam và quân miền Bắc Việt Nam, và chủ yếu là ca ngợi thành tích đã khiến cho Việt Nam Cộng Hòa và Đồng minh phải xuống thang và bước vào bàn đàm phán để nhận lấy thất bại vào năm 1975 sau này với lí lẽ "Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được."

Hà Nội và Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam khẳng định rằng họ đã đạt được mục tiêu của cuộc tổng tiến công Mậu Thân 1968, cho dù với giá hy sinh cực kỳ to lớn. Đây là thắng lợi mang tính chiến lược của họ: Hoa Kỳ buộc phải xuống thang và bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Các lực lượng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam suy yếu thì sẽ hồi phục lại, còn Hoa Kỳ một khi đã ra đi thì khó mà trở lại được.
 

Wikipedia
Sau hơn 40 năm, chính quyền Hà Nội vẫn giấu kín các tài liệu về cuộc tiến công này trên mọi phương tiện sách báo, truyền hình. Đó cũng là điều dễ hiểu khi mà những thế hệ trẻ ở Việt Nam sau này không có nhiều người biết về cuộc tiến công này, cũng như việc đồng bào Huế của mình năm xưa đã bị thảm sát như thế nào.

Trong đoạn phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do ở trên, có nói về việc một quân nhân bị bắt của quân đội miền Bắc nói về việc tại sao lại chôn sống đồng bào Huế như vậy "Đạn là để bắn quân Ngụy, đâu phải để bắn những người đó. Cho nên chôn sống"

"Đạn là để bắn quân Ngụy, đâu phải để bắn những người đó. Cho nên chôn sống"

Vậy thì đâu là người chịu trách nhiệm cho sự việc này? Đó vẫn là một câu hỏi gây bàn cãi nhất, đồng thời cũng gây tê tái, chấn động lòng người nhất mỗi khi nhắc đến.

P/s: Một nén hương lòng tưởng nhớ những đồng bào Huế!

Bonus: Phim tài liệu của truyền hình miền Nam Việt Nam trước 1975 về "Tết Mậu Thân 1968"


Tumasic tổng hợp và bình luận từ Wikipedia, Youtube. Thank Hoangvinhcalifornia for linh video

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010



website free tracking

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)