3 thg 6, 2010

278."Bán mỏ vì lợi ích nhiệm kì"-Vietnamnet đăng lên rồi gỡ sau đó đăng lại

TUMASIC.TK- Sáng nay, trong loạt bài viết về các hoạt động của kì họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, báo điện tử Vietnamnet có đăng bài tựa đề "Bán mỏ vì lợi ích nhiệm kì". Tuy nhiên, ngay sau đó, bài viết này đã bị gỡ xuống, chớp nhoáng đến mức Google chưa kịp lưu lại bản cached. Không biết là có gì "nhạy cảm" hay "chống phá Nhà nước" ở đây hay là ảnh hưởng tới vị lãnh đạo nào đang trong nhiệm kì hoặc từng có nhiệm kì đây?


Bài viết "Bán mỏ vì lợi ích nhiệm kì" đã bị Vietnamnet gỡ xuống ngay sau khi mới đăng sáng 03/06.

Xin giới thiệu lại bài viết này qua các ảnh chụp trên một trang tin tức khác đã kịp lưu lại.


Tuy nhiên, sau khi câu hỏi này được một bạn nickname "catcanh-baylen" trên Paltalk đặt ra đồng thời nói lên mối liên hệ tới dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên - dự án bị nhiều người dân trong ngoài nước, trong đó có nhiều trí thức và đặc biệt là đại tướng Võ Nguyên Giáp, lên tiếng phản đối, thì đến chiều nay, tính theo giờ Việt Nam, bài báo nói trên đã được tái đăng trên trang của Vietnamnet nhưng thời gian đăng vẫn là 05:49 như ban đầu.
Nguyên do của "sự thay đổi" này hiện không rõ ràng.

Cũng trong những bài viết liên quan của Vietnamnet có một bài cảnh báo rằng nếu cứ đà xuất khẩu tài nguyên hiện tại ở Việt Nam, thì mỗi năm, đất nước sẽ mất đi một hòn đảo.

Đặc biệt, lời cảnh báo này được đưa ra khi mà Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nông Đức Mạnh vừa mới nêu ra chuyện xuất khẩu đá trắng ở vùng Nghệ An. Cảnh báo này được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khi nói về vấn đề xuất khẩu cát trắng (?!!!).


Trong khi càng ngày, mối quan tâm của dư luận tới các việc khai thác khoáng sản, đặc biệt là từ khi dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên bị phản bác, những động thái nói trên gây hoang mang dư luận rất nhiều.

Không có một báo cáo nào được công bố tại các cuộc họp Quốc hội trước đó liên quan tới các vấn đề khai thác khoáng sản tại nhiều tỉnh, thành trên đất nước mà chỉ có những thông tin "rò rỉ"  qua các phát biểu ngoài lề của những đại biểu Quốc hội cũng như "sự chắt lọc" qua các bản tin của truyền thông Nhà nước về các cuộc họp.

Tuy nhiên, chỉ bấy nhiên thông tin đó lọt ra cùng với các động thái của truyền thông Nhà nước, như "sự thay đổi" trong việc đăng bài - gỡ bài - tái đăng mà không có thông báo về việc gỡ bài của Vietnamnet nói trên, người ta cũng thấy được tình hình của việc khai thác khoáng sản ở Việt Nam.

Các lãnh đạo cấp trên ở Trung ương liên tục chỉ đạo xuống địa phương chấp thuận giấy phép các dự án khai thác khoáng sản để nhận được số tiền "chạy dự án" như Vietnamnet đã đề cập trong bài "Bán mỏ vì lợi ích nhiệm kỳ". Đồng thời, việc đăng ký dự án ào ào rồi trao đổi qua lại giữa các doanh nghiệp để kiếm lời cũng là một vấn đề. Trong khi đó, trách nhiệm về các vấn đề ô nhiễm môi trường do các dự án này lại bị đẩy qua đẩy lại giữa các cơ quan chức năng.

Một điều quan trọng, là ngoài việc làm lợi cho doanh nghiệp, những lãnh đạo ở cấp Trung ương cũng sẽ nhận được lợi từ những dự án này thông qua việc cấp giấy phép dự án cho doanh nghiệp.

Đến đây thì ai cũng có thể nhận ra được vấn đề "nhạy cảm" trong bài và lí do vì sao nó lại phải gỡ.

Tuy nhiên, vì sao sau đó nó lại được tái đăng một cách lén lút như chưa từng gỡ bao giờ?

Đó có thể là vì nỗi lo sợ sẽ gây xáo động và thu hút sự chú ý của dư luận. Một bài báo bị gỡ chắc chắn phải có điều gì đó đáng ngờ và dư luận sẽ quan tâm, tìm hiểu. Trên mạng internet, một khi đã đăng lên thì khó có thể xóa đi dấu vết, đặc biệt là một trang tin điện tử nổi tiếng như Vietnamnet.

Những "sự thay đổi" đột ngột này không đâu khác là do áp lực từ cấp trên. Trước nay, các thông tin về cuộc họp của Quốc hội vẫn luôn được "úp úp mở mở". Chỉ qua một số bản tin của truyền thông Nhà nước, người ta mới có thể biết nội dung cuộc họp, mặc dù chỉ là một phần, những phần đã được lãnh đạo cho phép đăng tải.

Những bất cập không chỉ trong vấn đề khai thác mỏ mà còn trong việc thông tin tới người dân về những nội dung thảo luận trong các cuộc họp Quốc hội lại một lần nữa được nhắc lại khi mà những động thái "đáng ngờ" nói trên của Vietnamnet bị phát hiện.


Blog chính trị - xã hội ra đời ngày 24/11/2009 bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009-2010



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)