>>>Tân Rai phóng sự - Chủ nghĩa "bành trướng" củaTrung Quốc tại Tây Nguyên (VN)
>>>Cẩm Nang Y Tế Bô-xít
>>>Hỏi đáp về Bauxite và việc khai thác Bauxite ở Tây Nguyên (Việt Nam)
>>>Làm sao để khai thác bauxite Tây Nguyễn vẫn có lợi?
Trong nỗi niềm lo âu chung của toàn dân tộc trước sự bành trướng của Trung Quốc và sự tiếp tay của bộ máy lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, nhiều nhà trí thức, chuyên gia, tướng lãnh đã hết lòng cảnh báo về hiểm họa đang bao trùm Tây Nguyên. Lãnh đạo CSVN không những đã không giữ được trọn vẹn giải đất Việt Nam gấm vóc và thiêng liêng mà cả đến việc khai thác tài nguyên cũng không vì lợi ích của đất nước, không vì tương lai của nhân dân Việt Nam!
Là một đảng viên Việt Tân trẻ, lòng tôi cũng thường quặn đau trong những tiếng kêu thảm thiết của toàn dân tộc. Chính từ nỗi thao thức đó mà tôi đã cố gắng trở lại Tây Nguyên nhiều lần để tiếp tục theo dõi những việc làm mờ ám đằng sau cái gọi là khai thác bauxite ở Tây Nguyên.
Với kinh nghiệm công tác và gắn bó với Tây Nguyên 4 năm trong lĩnh vực giáo dục (dự án PEDC: Primary Education Disadvantaged of Children) nên phần nào tôi hiểu về con người và giải đất được gọi là "nóc nhà Đông Dương" này của tổ quốc.
Để biết cụ thể những đổi thay gần đây, tôi tìm đến một số nhà người quen và thăm hỏi họ về những chuyện đang xảy ra xung quanh liên quan đến hiện tượng bành trướng của người Trung Quốc.
Sau một ngày thu góp dữ kiện, tôi được biết cách Nhân Cơ khoảng 50km về phía tây có một ngôi làng mà người dân thuộc 2 xã Thuận Hạnh và Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đăk Nông nay gọi là “làng Đài Loan”. Họ không rõ tại sao cán bộ địa phương lại đặt tên như vậy. Khu vực này không xa biên giới và tỉnh Mondol kiri của Căm-pu-chia là bao. Trung Quốc đã mua hẳn một vùng rộng lớn dưới danh nghĩa "đặc quyền khai thác trong 99 năm”. Tôi đã tìm đến ngôi làng này và vào nhà 2 trong số những gia đình “Đài Loan” trong “vai” một anh thợ máy ủi để tận mắt chứng kiến. Theo sự hướng dẫn của người dân, tôi tìm đến gia đình Kaka. Tiếp tôi là cô vợ trẻ Việt Nam thuộc dân tộc Nùng, còn ông chồng “Đài Loan” thì cố tình tránh mặt bằng cách ngồi yên trong phòng riêng. Các gia đình “Đài Loan” này không có bất kỳ một loại giấy tờ nhập cư nào. Ông Tuyên thôn trưởng thôn 6 cho biết, họ đến đây dưới sự bảo lãnh của một bà chủ giàu có nào đó nhưng ông ta không biết tên.
Trong xã Nam Bình cũng có 3 dãy nhà “bí ẩn” (nói theo những người dân thôn 6 xã Nam Bình) như thế. Người dân không biết được chủ nhân là ai và được sử dụng với mục đích gì.
(Nguyên Tâm thực hiện)






Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét