Theo báo Người Việt,"Những người quen thuộc với các bài viết quan điểm của nhà văn Phạm Ðình Trọng không ai ngạc nhiên trước việc “vứt thẻ đảng” của ông. Tuy thế người ta vẫn cho rằng việc ông công bố ý định này, được xem như là một bản cáo trạng về những việc làm sai trái của đảng, là một “hành động can đảm.”
Thật vậy, với hơn 6000 chữ, nhà văn Trọng không chỉ nêu lên nguyện vọng của bạn thân mình là rút khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam mà còn nói rõ cho không chỉ Đảng biết mà tất cả dân cùng biết về những bê bối, những sai lầm của Đảng trong suốt nhiều năm qua: tham nhũng kéo dài triền miên gây ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ( Trong lúc nước còn nghèo, dân còn khổ, lòng nhân đạo cả thế giới còn phải dồn về Việt Nam làm từ thiện giúp đỡ người nghèo thì vẫn có những quan chức, đảng viên mang cả triệu đô la đi đánh bạc và sống sa đọa nhưng ở chi bộ họ vẫn được xét là đảng viên bốn tốt!) , Đưa giai cấp lên trên dân tộc làm cho dân tộc tan rã, li tán, suy yếu ( Đưa giai cấp công nhân lên trên hết, trở thành chủ thể, điều lệ đảng Cộng sản đẩy dân tộc xuống cuối cùng là sự bất công phũ phàng. Trong thực tế, sự đối xử của đảng Cộng sản với dân tộc còn là sự phủ nhận cay đắng; Nhưng cùng với chống ngoại xâm, với học thuyết chuyên chính vô sản của tín điều Cộng sản, đảng Cộng sản còn tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp vô cùng khốc liệt đánh thẳng vào khối đoàn kết dân tộc, đánh tiêu diệt những tinh hoa của dân tộc ) , các "chiến dịch" của Đảng như Xét lại chống Đảng, Văn nhân, Cải cách ruộng đất,...
Đó không chỉ là một bản cáo trạng với những phân tích rõ ràng, hợp lý, hợp tình của nhà văn Phạm Đình Trọng mà còn là một "tấm gương" được ông Trọng đặt ra cho mọi người nhìn thấy, mà tránh, mà từ bỏ những gì đi ngược lại lợi ích của nhân dân, của dân tộc.
Về việc từ bỏ Đảng, ông Bùi Tín, cựu đại tá quân đội Bắc Việt (hiện đang sống tại Pháp) cho rằng: "Hành động bỏ đảng của nhà văn Phạm Ðình Trọng chỉ là “hành động khởi đầu của một loạt hành động.”
Một phần cũng vì bất mãn trước những nhượng bộ của Việt Nam đối với Trung Quốc mà nhà văn Phạm Đình Trọng vừa tuyên bố tử bỏ Đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng trên hết đó là sự cảm thấy lí tưởng cộng sản không còn phù hợp và đã lỗi thời cũng như gây những hậu quả nghiêm trọng cho nhân dân, đất nước, dân tộc.
“Ông ấy đã chán ngấy cái bộ chính trị này và hối hận đã đi theo con đường sai lầm.” Ông Bùi Tín nói.
Rồi ông giải thích thêm là một con người ngay thẳng, trung thực với chính mình, nhà văn Phạm Ðình Trọng “không thể tiếp tục làm đảng viên của cái đảng độc đoán này.”
Một độc giả ký tên là “Hoàng Trường Sa” viết lời bình trên Talawas Blog về thông báo bỏ đảng của nhà văn Phạm Ðình Trọng
“Hoan hô nhà văn Phạm Ðình Trọng. Tôi ngưỡng mộ hành động can đảm này của ông Phạm Ðình Trọng. Theo ngu ý của tôi thì từ bỏ đảng tịch là thái độ thành thật và đúng đắn nhất cho bất cứ đảng viên nào của ÐCSVN trước sự thật không thể nào chối bỏ được là hiện nay ÐCSVN đã phản bội hoàn toàn quyền lợi của tổ quốc, dân tộc và đồng bào khi cúi đầu theo TQ để kéo dài sự sống còn của đảng, bất chấp mọi tai họa do TQ mang đến cho quê hương ta hiện nay, kể cả việc mất nước. Hy vọng nhiều đảng viên khác của ÐCSVN cũng sẽ tỏ thái độ, và từ bỏ đảng tịch để trở về đứng chung hàng ngũ với đại khối dân tộc, để cùng toàn dân tìm cách cứu nước cứu nhà trước khi quá trễ.”
Cũng trên trang mạng Talawas, độc giả ký tên “Tôn Nguyễn” viết,
“Ðảng viên nào còn chút lương tri thì xin ra khỏi đảng. Khi số đảng viên này tăng hoặc đảng viên nào thấy đã no đủ muốn hạ cánh an toàn, hoặc tranh ăn bất mãn hoặc nguy cơ xâm lăng toàn diện từ phương Bắc, thì lâu đài xây trên cát phải đổ: đó là ngày ra đi không trống không kèn của đảng.”
www.TUMASIC.tk
Kg Blogger Tumasic!
Trả lờiXóaTrước tiên xin được tự giới thiệu: chúng tôi là học trò của thầy Phạm Đình Trọng, người có ảnh mà Quý Blogger đăng trong bài viết này (7.Nhà văn Phạm Đình Trọng: Từ bỏ Đảng viên vì không phù hợp với lí tưởng Cộng sản-Một bản cáo trạng). Theo chúng tôi ở đây có sự nhầm lẫn vì nhà báo Phạm Đình Trọng (thầy của chúng tôi) và nhà văn Phạm Đình Trọng (tự rút ra khỏi đảng) là 2 người hoàn toàn khác nhau. (Ảnh Nhà văn Phạm Đình Trọng http://rfvn.com/wp-content/uploads/2009/12/phamdinhtrong.jpg
Rất mong Quý Blogger thay lại ảnh phù hợp hơn.
Trân thành cảm ơn trước.