5 thg 1, 2010

58.Sách giáo khoa tiểu học "gieo mầm" định kiến giới tính

TUMASIC.TK theo Bee-Mẹ đi chợ, nấu cơm, mẹ giặt quần áo… vốn là những điều đã quá quen thuộc với trẻ nhỏ. Giờ đây, trẻ có thể ghi nhớ thêm những hình ảnh ấy thông qua chính bài học trên lớp mỗi ngày.

Trai lắp ráp, gái thêu thùa.

Mới đây, trong dự thảo báo cáo rà soát sách giáo khoa (SGK) tiểu học dưới góc độ giới, các nhà nghiên cứu đã đưa ra tỷ lệ phần trăm nam/nữ của tác giả SGK môn Toán các lớp có sự chênh lệch rất lớn. Điển hình như sách Toán lớp 2, 100% tác giả đều là nam, sách Toán lớp 4 là 91 nam/9 nữ. Các tiêu đề, thành phần bài học về gia đình đều có dấu hiệu mất cân bằng giới.

Trong phần lớn SGK tiểu học, hình ảnh minh họa xuất hiện nam giới thường đi với các hoạt động yêu cầu có trí tuệ, sức khỏe, đòi hỏi khả năng kỹ thuật. Người cha luôn là trụ cột trong gia đình và có thể làm những việc to lớn. Ngược lại, phụ nữ chỉ quanh quẩn với dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn và chăm sóc con cái, những việc vốn bị coi là “nhẹ”.



Người phụ nữ luôn xuất hiện với vẻ hiền lành, cặm cụi, chịu khó.

Còn trong hầu hết sách truyện đọc từ lớp 1-5, các vị anh hùng bao giờ cũng được thể hiện là những người đàn ông oai phong, mạnh mẽ. Trong sách kĩ thuật, bé trai được minh họa cho bài học về lắp ráp, bé gái gắn liền với những bài học thêu thùa.

Một hình minh họa ở trang 48, sách Tự nhiên xã hội lớp 2 miêu tả cả nhà ngồi chơi nhưng riêng người mẹ đang bưng khay nước để mời mọi người. Một bài học khác về thể thao của sách Tiếng việt 3, đưa ra 2 khung hình: bé trai chơi đá bóng và bé gái nhảy dây.

Chính điều này có thể làm xuất hiện nhận thức cố định ở trẻ, rằng trái bóng chỉ gắn liền với con trai và nếu con gái chơi bóng sẽ bị coi là nghịch ngợm.




Chỉ có nam giới mới sáng tạo? Hình minh họa trong SGK Tiếng việt lớp 3 tập 2.

Theo quan sát của chúng tôi, chỉ có một số ít các trang sách hiện nay đã có ý thức lồng ghép những nội dung mang tính bình đẳng giới.

Chẳng hạn sách Đạo đức 5 có bài Tôn trọng phụ nữ và đưa vào hình ảnh người anh hùng Nguyễn Thị Định hay vận động viên võ thuật đỉnh cao Nguyễn Thúy Hiền; sách Tự nhiên xã hội 2 có bài Công việc gia đình với hình ảnh bé trai giúp mẹ lau bàn ghế.

“Mẹ không được cãi bố !”

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và ứng dụng khoa học về giới đánh giá, việc SGK tiểu học có biểu hiện định kiến về giới có thể tác động đến nhận thức của cả học sinh và quan niệm của cộng đồng.

Nếu nam giới thường xuyên được thể hiện với hình ảnh mạnh mẽ và có quyền lực còn phụ nữ xuất hiện với vẻ yếu đuối thì có thể hình thành ở trẻ nhỏ tâm lý coi nhẹ phụ nữ, một quan niệm vốn đã rất sâu sắc trong xã hội

Bà Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, Trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) thì cho rằng vấn đề bình đẳng giới hiện nay mới chỉ chú trọng ở phần ngọn mà phần gốc của nó, tức là giáo dục tiểu học lại chưa được quan tâm đúng mức.

"Tôi có đứa cháu gái học lớp 1. Khi bố mẹ tranh luận với nhau, cháu đã nói "mẹ không được cãi bố". Có nghĩa là qua những điều cháu được học thì bố bao giờ cũng có quyền nhất trong nhà và mẹ luôn phải cam chịu".



Chỉ có một số ít hình ảnh thay đổi định kiến giới như thế này.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi, liệu việc tăng cường đưa vào hình ảnh nữ giới làm những việc ngoài xã hội cũng đồng thời sẽ khiến nhiều bé gái bỏ quên việc nội trợ? Bà Quý nhấn mạnh: Xã hội hiện nay đòi hỏi cao những phẩm chất tốt của cả hai giới. Do đó, phải dung hòa được yếu tố đặc trưng giới và bình đẳng giới.

Ngay từ nhỏ trẻ cần học được tính cách mạnh mẽ trong sự dịu dàng và ngược lại, thông qua chính những bài trong SGK mà trẻ học.

Dự thảo báo cáo rà soát sách giáo khoa tiểu học dưới góc độ giới là tổng hợp những kết quả nghiên cứu phân tích sách giáo khoa tiểu học dưới quan điểm giới do Bộ GD&ĐT tiến hành năm 2009 đã cho kết quả.

Sách Tiếng việt từ lớp 1 đến lớp 5); sách Toán (1-5); sách Tự nhiên và Xã hội (1-3); sách Khoa học (4-5); sách Lịch sử & Địa lý (4-5); sách Đạo đức (1-5) cho thấy, có những hiện tượng trong những sách giáo khoa trên có thể gây ra những định kiến về giới.

(Theo GDDT)
 Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010

hidden counter

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)