27 thg 2, 2010

148. Ngày thầy thuốc VN: Nói về việc "bác sĩ ăn tiền bệnh nhân" - Thực trạng và nguyên nhân

TUMASIC.TK- Dường như đã thành "lệ", cứ mỗi khi vào viện, ngoài "tiền cứng" để trả viện phí, thuốc men, dịch vụ,.. các bệnh nhân còn phải chi trả cho các bác sĩ một số "tiền mềm" nhất định để "được hưởng" chế độ chăm sóc ... theo cấp bậc: Ai tiền nhiều thì chăm sóc nhiều, tiền ít thì chăm sóc thấp, không có thì "hãy đợi đấy". Điều này không ai nói, không ai quy định nhưng có người nào lại không bị như vậy mỗi khi vào các trung tâm y tế.

Trong dịp chào mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02 năm nay, báo điện tử Vietnamnet có cho đăng một bài viết "Bác sĩ ăn tiền bệnh nhân: Bóng ma trắng trong bệnh viện" với những thực tế về việc" bồi dưỡng mềm" cho các bác sĩ, đặc biệt, trong bài viết có "trải nghiệm" của Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bênh (bộ Y tế) khi ông này đưa người nhà vào bệnh viện.



Bóng ma trắng trong các bệnh viện.

Đó là thực trạng những gì đang xảy ra trong hệ thống chăm sóc, khám, chữa bệnh tại Việt Nam? Vậy còn những suy nghĩ của người thân các bác sĩ này thì sao?

Những người con của các bác sĩ nói rằng các em sẽ rất xấu hổ nếu bố mẹ các em "vòi" tiền bệnh nhân.

Em thấy một số bệnh nhân, sau khi bố em khám thì mời bố đi ăn. Cũng có lú,c nhìn thấy bệnh nhân biếu bố bánh, kẹo hoặc rượu, còn tiền thì em không biết.

Theo cách nhìn của nhiều người, bác sĩ nhận tiền của bệnh nhân là tiêu cực. Nhưng cũng tùy theo mỗi trường hợp. Nếu bệnh nhân cảm thấy bác sĩ chữa trị cho họ tốt, tận tình thì có thể bồi dưỡng thêm. Mình không hưởng ứng nhưng cũng thấy điều này có thể chấp nhận được trong trường hợp bệnh nhân cần khám nhanh. Trường hợp bác sĩ vẫn nhận nhưng đối xử với mình không tận tình thì không được.

Có lần, ông em bị bệnh nặng phải vào viện. Bố em làm bác sĩ ở đó cũng chỉ giúp nhanh hơn được phần chuyển đến phòng khám và có thể xin chỗ nằm tốt hơn, nhưng vẫn phải "cho" thêm bác sĩ khám. Khi "bồi dưỡng" cho bác sĩ như vậy, công việc chăm sóc ông em được quan tâm hơn, chu đáo hơn. Ở đây là sự có lợi cho cả đôi bên.

Có người, thậm chí lúc vào đăng ký cũng cho "tiền" để được nhanh hơn, rồi vào sâu hơn cũng biếu thêm bác sĩ để được khám tận tình hơn. Và khi thấy bác sĩ quan tâm hơn thì bệnh nhân cũng sẽ yên tâm hơn.

Hay như học ở trường, bố mẹ đến nhà thầy giáo hỏi thăm cũng sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì nghĩ rằng cô giáo sẽ quan tâm hơn đến con cái mình.

Nguyễn Thị Thanh Nga (quê Hà Nam, SV ĐH Ngoại thương): Khách hàng hài lòng thì trả thêm là… bình thường.

Tôi không thể đặt mình vào tình huống “giả sử bố mẹ vòi tiền của bệnh nhân…” bởi vì chưa từng gặp tình huống đó.

Bố mẹ, chị tôi đều là bác sĩ. Mỗi ca trực đêm vừa mệt mỏi, vừa vất vả mà bố mẹ tôi hình như có chỉ được 15.000 đ gì đó. Nói chung, theo cảm nhận của mình thì bác sĩ chân chính ít khi giàu được.

Tôi nghĩ bệnh nhân sau khi khỏi bệnh mà đến cảm ơn bác sĩ thì đó cũng là điều tốt. Lúc đó, bác sĩ có nhận tiền thì cũng không vấn đề gì cả. Cái đó là “tùy tâm” của người bệnh. Còn nếu bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân theo kiểu nếu không đưa tiền thì không khám, hoặc khám không nhiệt tình thì mới đáng lên án.

Bố mẹ tôi thì không nhận tiền của bệnh nhân nghèo bao giờ. Nhưng những gia đình khá giả, nếu họ nhiệt tình cảm ơn thì vẫn nhận.

Đó là một dịch vụ, khách hàng hài lòng thì họ trả thêm, còn không thì thôi. Đấy là điều bình thường.

Chuyện bệnh nhân “đút” tiền cho bác sĩ là do tâm lí. Nếu bác sĩ nhận tiền của họ thì có thể ưu tiên hơn một chút, nhưng về cơ bản thì bác sĩ phải khám chữa tận tình với tất cả bệnh nhân.

Nếu có việc vào viện thì mình cũng sẽ đút tiền, vì nhỡ gặp phải y tá nào khó tính, họ tiêm đau thì “toi”.

Phan Hoàng (quê Phú Thọ, SV ĐH Công Đoàn Hà Nội): Mẹ vẫn nhận quà của bệnh nhân

Bố mẹ em làm trong bệnh viện của tỉnh nên từ nhỏ em cũng hay vào viện. Em thấy chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ là chuyện bình thường.

Nhưng bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân thì ít gặp. Hầu hết là do người bệnh chủ động đưa tiền cho bác sĩ. Vì không đưa thì họ không yên tâm. Tâm lí của họ là “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Em chưa bao giờ thấy bác sĩ từ chối nhận tiền, quà của bệnh nhân.

Em nghĩ nếu bệnh nhân “tự nguyện” bồi dưỡng cho bác sĩ thì đó là chuyện bình thường. Em thấy trước mỗi ca mổ, người nhà bệnh nhân thường đến biếu tiền và quà cho mẹ em. Mẹ thường không nhận phong bì, chỉ cầm những món quà nhỏ.

Ở phòng khám của bố mẹ, có những bệnh nhân nghèo, bố mẹ đều không nhận tiền khám của họ.

Còn nếu bác sĩ "vòi" tiền bệnh nhân thì việc đó là sai. Giả sử, bố mẹ em mà làm điều đó thì em chắc sẽ rất xấu hổ.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân cứ có thói quen “đút” tiền khi vào viện thì sẽ làm “hư” nhiều bác sĩ. Vì sẽ hình thành ở họ thói quen nhận tiền, do đó nếu ai không đưa tiền thì họ sẽ kém nhiệt tình hơn.

Nguyễn Hiếu (quê Hà Tĩnh, SV ĐH Giao thông Vận tải): Nếu mẹ mà "vòi" tiền, thì em xấu hổ lắm!

Mẹ em chỉ làm y tá ở bệnh viện điều dưỡng của tỉnh, chuyên chăm sóc các cụ già. Do đó, hầu như không có chuyện nhận tiền của bệnh nhân, mà bệnh nhân cũng chẳng “đút” tiền cho y, bác sĩ.

Còn ở các bệnh viện khác, chuyện bệnh nhân biếu tiền cho bác sĩ, theo em cũng chẳng đáng lên án lắm, vì ai mà chả muốn được chăm sóc tốt nhất. Nếu như khi vào bệnh viện công mà cũng như các trung tâm khám bệnh theo yêu cầu thì mọi việc sẽ khác.

Trong xã hội bây giờ, hầu như lĩnh vực nào cũng có chuyện đút lót, hối lộ. Tuy nhiên, giả sử mẹ em mà vòi tiền của bệnh nhân thì em cũng sẽ thấy xấu hổ lắm. Theo em hiểu, thì đó là việc đáng lên án, và không nên làm.

Còn em, nếu phải vào bệnh viện công, thì em cũng sẽ hối lộ cho bác sĩ để được khám tốt hơn.

Cần nhìn lại vào bên trong hiện thực

Như vậy, ngoài việc lên án những hiện trạng tiêu cực này, xã hội cũng cần nhìn lại mặt sau của sự việc.

Có thể thấy, mức lương của các nhân viên y tế hiện nay là thấp so với nhu cầu sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày, ngoại trừ các cán bộ cấp cao hay là những cán bộ tham nhũng.

Trong lời phát biểu của những con em bác sĩ nói trên, các em đều nói rằng "chuyện bồi dưỡng bác sĩ của bệnh nhân là bình thường" và "bố mẹ em không bao giờ nhận tiền của người nghèo".


Lương y tá từ 6 triệu thì chẳng ai tham nhũng.

Thực tế, Việt Nam là một nước đang phát triển, có nền kinh tế nghèo so với tình hình chung của thế giới. Đó là nguyên nhân tại sao mức sống của các cán bộ nhà nước, nói riêng các cán bộ y tế liêm khiết lại gặp khó khăn. Và cũng dễ hiểu, họ phải tham nhũng thôi. Người bệnh đã mất tiền lại "mất thêm tiền". Tham nhũng nó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của đất nước cũng như mức độ sống của người dân như vậy.

Tuy nhiên, không phải vì thế mà "phải chấp nhận" thực trạng này. Nó sẽ trở thành một biến tướng nguy hại trong xã hội, và thực tế, điều này đang hoành hành tại các bệnh viện, trung tâm y tế hàng ngày. Nó làm giảm chất lượng phục vụ bệnh nhân của các bệnh viện vì "bác sĩ, y tá không muốn chữa trị, chăm sóc" thì biết kêu ai.

Trong một xã hội đang hội nhập như hiện nay, vấn đề tham nhũng là không thể được chấp nhận, vì như đã nói, nó làm ảnh hưởng tới nhiều lĩnh vực, kể cả chính trị - xã hội. Dù cho cuộc sống của các cán bộ y tế có khó khăn thì lương tam họ nghĩ sao khi học nhận tiền từ các bệnh nhân đã khó khăn vì bệnh tật, viện phí, ... lại còn phải xoay sở để "tiền mềm" cho họ?

Và quan trọng, điều cần phải làm, là các cơ quan hữu quan phải có trách nhiệm cải thiện cuộc sống của các cán bộ y tế để tâm lý "bồi dưỡng cũng là lẽ thường" không tiếp tục tồn tại.

Tin liên quan:

Trưởng công an Phương Liệt: Gửi công văn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp bồi dưỡng Tết cho công an

Công an phường Phương Liệt (quận Thanh Xuân, HN) trắng trợn gửi công văn "vòi" tiền bồi dưỡng Tết tới các doanh nghiệp

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010


Bonus: Chúc mừng ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02/2010

Kính chúc các cán bộ, nhân viên trong ngành y tế Việt Nam luôn luôn thực hiện nếp sống "Lương y như từ mẫu" để chăm sóc tốt nhất có thể cho các bệnh nhân.

Mỗi nụ cười, tia hi vọng sống của bệnh nhân sẽ là niềm vui sống của quý vị và "ở hiền sẽ gặp lành", đó là điều chắc chắn mà cho ông đã dạy.

Cũng kính chúc các vị lãnh đạo nhà nước về y tế sẽ THẬT NHANH CHÓNG đưa ra các giải quyết về mức sống của cán bộ, nhân viên y tế để thực trạng nói trên không còn nữa.


webstats program

2 nhận xét:

  1. Nặc danh6/4/10 22:51

    Còn nhiều chiêu moi tiền của người bệnh,như vừa khám bệnh vừa bán thuốc(chưa kể đập vụn thuốc để không biêt loại thuốc gì mà mua)Bác sỹ kiêm luôn Dược sỹ(không bằng cấp)Lương y như dì ghẻ.Y đức của các vị bác sỹ này không có

    Trả lờiXóa
  2. Cuộc đời vàng thau lẫn lộn.

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)