Tàu cá này do ngư dân Tiêu Viết Là cùng với 12 ngư dân khác. Hải quân Trung Quốc đã nối liên lạc với thân nhân của những ngư dân này để đòi tiền chuộc.
Ông Nguyễn Thành Hùng, chủ tàu cá này nhưng không cùng ra khơi với 13 người nói trên, cho biết "Nghe tin có gió mùa Đông Bắc tràn về, anh em đưa tàu vào tránh gió ở gần đảo Phú Lâm thì bị Trung Quốc bắt giữ".
Số tiền chuộc phía hải quân Trung Quốc đưa ra khoảng 180 triệu VNĐ ( tương đương 7000 nhân dân tệ ). Đó là một con số vô cùng lớn đối với những ngư dân và gia đình của họ.
Lí do hải quân Trung Quốc đưa ra để đòi tiền chuộc là tàu cá của ông Hùng đã "vi phạm lãnh hải".
Theo thông tin từ Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu ( Quảng Ngãi ) cho biết đây là tàu cá có công suất 80 CV, trị giá hơn 250 triệu đồng, cùng chi phí ngư lưới cụ và lương thực thực phẩm cho chuyến ra khơi khoảng 200 triệu đồng. Hầu hết gia đình các ngư dân bị giữ ở Hoàng Sa có hoàn cảnh nghèo khó nên suốt hai ngày qua, họ mất ăn mất ngủ, không biết xoay xở tiền từ đâu để chuộc người thân và tàu về.
Năm ngoái, hồi tháng 6, một tàu cá của các ngư dân huyện đảo Lý Sơn cũng bị Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc lên tới 210.000 nhân dân tệ, tương đương 540 triệu đồng. Vụ việc đã làm gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, cụ thể là trên quần đảo Hoàng Sa.
25 ngư dân Lý Sơn vừa về đến nhà đã gửi đơn kêu cứu đến Bộ Ngoại giao và các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi nhờ can thiệp để phía Trung Quốc thả tàu cùng những người còn bị tạm giữ ở đảo Phú Lâm trở vê đoàn tụ cùng gia đình.
Ông Võ Xuân Huyện, Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cũng cho biết, huyện đã gửi văn bản đề nghị tỉnh kiến nghị Bộ Ngoại giao sớm can thiệp để bảo đảm an toàn cho 12 ngư dân còn bị Trung Quốc tạm giữ ở Hoàng Sa.
"Lâu nay ngư dân âm thầm chịu đựng với những mức phạt do phía Trung Quốc vô cớ đưa ra, đã đến lúc phải thể hiện kiên quyết không nộp phạt tránh tạo tiền lệ xấu về sau", ông Huyện nói. Hiện ngày càng có nhiều ngư dân ở đảo Lý Sơn ngại đánh bắt cá ở vùng biển Hoàng Sa vì sợ bị phía Trung Quốc bắt giữ, xử phạt tiền nên đã chuyển dần qua ngư trường vùng biển Trường Sa. Theo ông Huyện, "đây là thiệt thòi rất lớn đối ngư dân, gây ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế thủy sản của huyện".
Trí NguyễnTrước đó, có rất nhiều vụ tấn công tàu cá ngư dân Việt Nam bởi các "tàu lạ" trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, trong số đó có một số tàu được khẳng định là tàu quân sự. Tuy nhiên, cho đến này không vụ tấn công tàu cá ngư dân nào được điều tra rõ tung tích "hung thủ".

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét