29 thg 5, 2010

269. Vào viện mổ mắt, còn lại thi hài mất nội tạng. Bệnh viện Y Dược Sài Gòn ăn cắp nội tạng?

TUMASIC.TK- Bà Nguyễn Thị Bé, sinh năm 1946, sáng ngày 17/5 nhập viện để mổ mắt. Tới 16h cùng ngày, bệnh viện trao trả thi hài bà về gia đình. Bất ngờ, thi hài bà Bé không có nội tạng, bụng bị mổ bung ra, không còn một giọt máu, khô quắt. Ngay sau đó, khi đưa về tới địa phương, một người được thân nhân bà Bé gọi là "thầy"- có thể là sư sãi của một chùa hoặc thầy bói nào đó, đã lệnh cho họ phải chôn cất thi hài bà Bé ngay lập tức, vì "chết oan".

Chuyện tưởng như một câu chuyện phiếm, hù họa người yếu tim. Nhưng đó là có thật.

Nạn nhân là bà Nguyễn Thị Bé sinh năm 1946, ngụ tại ấp Phú Ninh, xã Phú Phong, quận Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Do có vấn đề về mắt, bà đi lên bệnh viện Đại học Y dược, quận 5, thành phố Sài Gòn để khám và điều trị. Bệnh viện yêu cầu bà phải nhập viện ngay để mổ mắt với chi phí ước tính lên tới 27 triệu đồng. Bà nhập viện ngay buổi sáng 17 hôm đó. Sự việc sau đó diễn ra như đã tường thuật ở trên.

Người nhà thắc mắc "Mổ mắt sao mà chết được?". Hơn nữa, bệnh viện Đại học Y Dược không có một khoản chi phí bồi thường cho tai nạn này dành cho gia đình bà Bé.

Vài ngày sau đó, một người tên Cường, tự xưng là bác sĩ thuộc bệnh viện nói trên đến để hoàn trả 27 triệu đồng bà Bé đã thanh toán và kèm theo 10 triệu đồng gọi tiền ma chay, nhang khói cho gia đình bà Bé. Một cách hoàn toàn lén lút, số tiền nói trên không có một tờ biên lai nào để chứng minh đó là khoản tiền Bệnh viện Đại học Y Dược chi ra nhằm mục đích gì.
Cần nói thêm, khi bác sĩ Cường tới, gia đình bà Bé tỏ thái độ bất mãn, ông này nói "Nếu gia đình thưa thì tôi về vườn Cà Mau làm ruộng chớ không hề hấn gì. Còn nếu không thưa thì tôi sẽ tiếp tục làm bác sĩ chữa trị bệnh nhân".

Người cung cấp tin này xót xa bình luận "Mắt của Bà đã sáng và sáng thật ở cõi âm. Chắc chắn một phần xã hội ở Tiền Giang cũng đã sáng mắt vì đã thấy rõ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa là thứ vô đạo lý, vô luật pháp. Người cộng sản sống đúng theo nguyên lý duy vật biện chứng " phương tiện biện minh cho cứu cánh". Mà cứu cánh của cộng sản ngày nay là tiền". Ông gọi những người bác sĩ thực hiện chuyện này đối với bà Bé là những "đồ tể".

Mọi chuyện thật bàng hoàng, có thể có những người còn chưa kịp nghĩ xem sự tình cụ thể là như thế nào. Một câu chuyện kinh dị? Một câu chuyện phiếm? Một tin đồn nhảm? Không, đó là sự thật.

Người ta bày tỏ thắc mắc "Vả lại nếu là tai nạn nghề nghiệp, tại sao gia đình được "thầy" khuyên "chết oan ức nên chôn cất ngay, không tang lễ?".

Ngay cả người cung cấp thông tin này, có thể cho là người còn giữ được bình tĩnh nhất trong số những người thân nhân của bà Bé, cũng tỏ ra sợ hãi "một Trung tâm Đại Học Y Dược của Thành phô mang tên Bác vĩ đại như vậy lại lầm lẩn mổ mắt ra mổ bụng, thì ai dám tới học, các Đại Học Y Dược trên thế giới làm sao dám quan hệ trao đổi học hỏi kinh nghiệm, ai dám liều mạng tới chửa bệnh?". Ngoài ra, người ta còn liên tưởng tới những bệnh viện ở Trung Quốc mổ xác tù nhân lấy nội tạng để buôn bán, làm giàu - một sự liên tưởng đáng sợ. Nó gợi cho người ta cảm giác rằng đó cũng sẽ là một viễn cảnh đau xót tại Việt Nam trong thời gian tới.


Thân nhân bà Bé và những người quan tâm bày tỏ mong muốn, yêu cầu chính quyền "có trách nhiệm phải mở cuộc điều tra để làm sáng tỏ, trấn an dư luận, làm an lòng gia đình nạn nhân, linh hồn người chết có thể siêu thoát, bảo vệ uy tín một trung Tâm Đại Học Y Dược tầm cỡ Quốc gia của vùng Đông Nam Á".

Tuy nhiên, sau hơn 10 ngày, kể từ khi sự việc xảy ra, không thấy báo chị Nhà nước đưa tin cũng như chính quyền không có động thái nào để điều tra làm sáng tỏ sự việc.





Bonus:Sinh viên trường y thiếu xác để thực tập

Dẫn tôi vào thăm quan phòng tài liệu học tập của sinh viên, PGS.TS. Lê Đình Vấn, Trưởng Bộ môn Giải phẫu học, Trường ĐH Y dược Huế chỉ vào những xác người ướp, nói: " 3.500 sinh viên (chỉ tính số sinh viên hệ chính quy) chỉ được thực tập trên 6 xác người, trong đó có 3 xác chỉ còn bảo quản được 2 năm nữa là bị phân huỷ". Nhìn vẻ mặt lo lắng của ông, tôi hiểu sinh viên Trường ĐH Y dược Huế đang thiếu xác người để thực tập một cách trầm trọng. ( theo Sức Khỏe Đời Sống )

Thực tập trên xác là yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên y khoa

PGS.TS. Lê Lộc, Trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Trung ương Huế có lần đã kể với tôi rằng, năm cuối cùng khi được Trường ĐH Y khoa Huế (bây giờ là ĐH Y dược Huế) gửi đào tạo tại Trường ĐH Y Hà Nội để làm cán bộ giảng dạy của trường, ông đã thực tập tại BV Việt Đức, sau những lần may mắn được đi theo GS. Tôn Thất Tùng học mổ gan, ông còn thường xuyên đến nhà xác của bệnh viện tình nguyện tham gia mổ tử thi khám nghiệm pháp y. Chưa đủ, ban đêm ông một mình lại tiếp tục đến nhà xác, xin người nhà mổ tử thi để thực tập mổ gan và các bộ phận tiêu hoá. Có lúc thức trắng đêm, lật đi, lật lại từng bộ phận để thao tác cho đến khi thành thạo. Khát khao, chịu khó học tập, nghiên cứu trên xác người đã giúp ông trở thành một phẫu thuật viên gan mật có tên tuổi. Ông từng dạy lại phương pháp cắt gan Việt Nam học được từ GS. Tôn Thất Tùng cho các phẫu thuật viên Bỉ và Lucxamboug. PGS.TS. Bùi Đức Phú, Giám đốc BV Trung ương Huế, "Cây kéo vàng" trong ngành phẫu thuật tim, cũng cho rằng, một trong những yếu tố để ông trở thành phẫu thuật viên giỏi một phần là nhờ được mổ trên những trái tim của tử thi. Cả hai nhà phẫu thuật đều khẳng định rằng việc đào tạo ngành giải phẫu, ngoài học các mô hình, tham khảo các tài liệu khác, sinh viên phải thực hành trên tử thi là điều bắt buộc.

PGS.TS. Lê Lộc phân tích: Khi phẫu thuật các bộ phận gan, mật, dạ dày hay bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể đều cần phải nghiên cứu kỹ cấu trúc bên trong của nó để nắm được những cấu trúc bất thường, nhờ vậy mới tránh được các tai biến khi thực hiện phẫu thuật. Cấu trúc đó chỉ có thể nhìn thấy khi mổ tử thi. GS. Tôn Thất Tùng khi đã tìm ra phương pháp mổ gan mới: Phương pháp mổ gan Việt Nam và truyền nghề cho đồng nghiệp của nhiều nước trên thế giới, ông vẫn đến nhà xác để mổ tử thi, luyện thêm tay nghề. Thực hành mổ tử thi không chỉ cần cho kỹ thuật mổ mở, mà còn rất quan trọng cho phẫu thuật nội soi. Bởi muốn thực hiện thành công mổ nội soi, trước tiên, bác sĩ ngoại khoa phải giỏi về kỹ thuật mổ mở. Ở BV Việt Đức- Hà Nội, bác sĩ gây mê, thực hiện gây tê tuỷ sống, hoặc đặt tĩnh mạch cũng đều phải thực hành trước đó rất nhiều trên tử thi.


Mẫu bệnh phẩm cho sinh viên thực tập rất đơn điệu vì thiếu xác hiến.

Theo PGS.TS. Lê Đình Vấn: "Trong khi ở Viện Giải phẫu Pari cứ 4 sinh viên được thực hành trên một xác người. Đừng nói đâu xa xôi, ngay ở Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch và Trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh hiện đã có trên 300 xác người cho sinh viên thực tập, và có trên 1500 đơn tình nguyện hiến xác sau khi qua đời”. Sở dĩ hai cơ sở trên có được số lượng xác nhiều như vậy là do phong trào hiến xác cho y học ở TP. Hồ Chí Minh khá mạnh, trong khi ở Huế, theo PGS. Vấn, từ năm 1981, khi ông giảng dạy ở Trường ĐH Y khoa Huế (nay là ĐH Y Dược Huế) cho đến nay, chưa hề có người hiến xác. Xác người có được chủ yếu là một số tử thi vô thừa nhận ở BV Trung ương Huế. Hiện tại một số xác người mà sinh viên đang thực tập chủ yếu do Trường ĐH Y dược TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Hầu hết sinh viên phải học chay, hoặc học theo tư liệu do cán bộ giảng dạy của bộ môn sưu tầm tư liệu qua mạng internet, giảng dạy qua hệ thống truyền hình. Cách dạy này chỉ mang tính chất “chữa cháy”, ít có tác dụng thực tế vì sinh viên không được trực tiếp cầm dao mổ. Mỗi xác người chỉ sử dụng được sau 3 năm bảo quản. Hiện đã có gần 50 lá đơn gửi đến Trường ĐH Y dược Huế xin được hiến xác sau khi qua đời. Đây là nghĩa cử đẹp, song chờ được người hiến xác cho sinh viên học còn xa vời lắm, vì độ tuổi trong số những lá đơn này, người lớn tuổi nhất sinh năm 1947, hơn nữa, đa số những người hiến xác đều ở rất xa địa bàn Thừa Thiên Huế. Việc hiến xác không đơn giản do sự ràng buộc bởi nhiều yếu tố, trong đó yếu tố tâm linh khá quan trọng. Thi thoảng trên địa bàn Thừa Thiên Huế vẫn có xác người vô thừa nhận. Đó là "món quà" quí báu đối với sinh viên y khoa, nhưng chẳng ai dám làm điều này. Lấy xác người dù vô thừa nhận vẫn bị coi là phạm luật.

Đã có nhiều nghĩa cử cao đẹp đã tình nguyện hiến xác cho khoa học và để cứu người, mong rằng, sẽ có nhiều hơn những nghĩa cử cao đẹp như thế.

Theo PGS.TS. Trương Việt Dũng - Vụ trưởng Vụ Khoa học&Đào tạo - Bộ Y tế, các trường đại học (ĐH) cần chủ động liên kết, phối hợp với các bệnh viện; vận động, thông báo đến các gia đình bệnh nhân trong việc xin và tiếp nhận xác hiến để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu cho sinh viên y khoa. Bên cạnh đó, các trường ĐH phải có cam kết sau khi sử dụng, các tử thi sẽ được xử lí theo đúng quy định, đúng pháp luật.


Blog chính trị - xã hội ra đời ngày 24/11/2009 bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009-2010




webstats program

1 nhận xét:

  1. THẦY LANG XÃ NGHĨA

    [Bà Nguyễn Thị Bê, 64 tuổi, quê tại Tiền Giang. Sáng ngày 17/5/2010 lên Bệnh Viện Y Dược Thành Hồ mổ cườm mắt. Chẳng may bị viên y sĩ tên Cường đưa vào phòng mổ đánh thuốc mê mổ bụng côm cơ phận nội tạng bán chui. Đường dây kinh tài làm ăn nay mới bị bể, tên Cường tỉnh queo móc túi giúi cho người nhà nạn nhân 10 triệu đồng tiền Hồ để về lo việc chôn cất.]

    Bệnh nhân nọ phải vô Y Viện
    Mổ mắt cườm, thoắt biến... thây ma!
    Ghê thay y sĩ đảng ta
    Đè ra mổ bụng thật là gọn bâng!

    Chôm nội tạng bệnh nhân đem bán
    Lấy tiền tươi, bạo dạn tỉnh queo
    Khác nào đồ tể mổ heo
    Bán từng cơ phận: phổi phèo, tim, gan...

    Chuyện vỡ lở, thầy lang... móc túi
    Mười triệu đồng giấm giúi trao cho
    Gia nhân xấu số về lo
    Tang ma chôn cất... nhằm nhò việc chi!

    Sách có chữ "Lương Y Từ Mẫu"
    Ấy thầy lang hủ lậu thời xưa
    Còn lang Xã Nghĩa bây giờ
    Lương tâm đi vắng, bận mơ lương tiền!

    31/5/2010

    HỒ CÔNG TÂM

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)