

Trong buổi họp báo của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Thông tin – Truyền thông và Công an tỉnh Thanh Hóa chiều 28/05 sau khi dư luận gây áp lực, kết quả điều tra của các cơ quan chức năng Việt Nam về sự việc xảy ra sáng 25/05.
Trên cơ sở kết quả điều tra, ngày 27/5/2010, Cơ quan CSĐT công an tỉnh Thanh Hoá đã khởi tố vụ án hình sự để điều tra làm rõ hành vi phạm tội gây chết người và các hành vi phạm tội khác; Bước đầu đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Mạnh Thư; Đồng thời đang tập trung điều tra làm rõ các hành vi: gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý nghiêm theo pháp luật.
Công an Thanh Hóa.Thông tin từ cuộc họp báo này chỉ nói Nguyễn Mạnh Thư là "chiến sĩ công an Tĩnh Gia" hay "một cán bộ công an trong tổ công tác" chứ không đề cập tới chức vụ của người này là "đội trưởng đội cảnh sát cơ động 113".
Đồng thời, theo báo cáo của cơ quan điều tra, Nguyễn Mạnh Thư không thừa nhận việc bắn súng gây tử vong cho em Lê Hữu Dũng, 12 tuổi, gây ra chấn thương sọ não cho ông Lê Hữu Nam, 40 tuổi và bị thương nhẹ cho chị Lê Thị Thanh, 37 tuổi. Viên công an này khai rằng "Thấy tình hình phức tạp, đã dùng súng ngắn bắn 01 phát chỉ thiên với ý thức ngăn chặn các hành vi quá khích. Liền theo đó, có người xông vào giằng, cướp súng dẫn đến có phát súng nổ". Nếu như lời khai trên của Thư là đúng thì hình ảnh sau đây là có ý nghĩa gì?
Theo thông tin blog Tumasic có được, Thư là bà con họ hàng với tướng Đồng Đại Lộc, giám đốc công an tỉnh Thanh Hóa. Đây có phải là "vỏ bọc" giúp cho Thư tránh khỏi sự chú ý của dư luận bằng việc quanh co trong cung cấp thông tin điều tra của các cơ quan chức năng tại buổi họp báo chiều 28/05 và sự "bẻ cong ngòi bút" của các phóng viên các báo do Nhà nước quản lý.

Ngoài ra, trong cuộc họp báo này, người ta không được cung cấp thông tin điều tra về lời nói của chủ tịch xã Tính Gia "Ai cản trở thi công cứ bắn, tôi chịu trách nhiệm". Câu nói này chính là nguyên nhân của phát súng đầu tiên, phát súng khiến em Dũng tử vong trên đường tới bệnh viện. Người ta có tin tức về câu nói này là do người dân phản ánh. Cơ quan điều tra không điều tra trong dư luận và không nghe những gì người dân phản ánh?
Đặc biệt, buổi họp báo còn chêm, cơ quan điều tra "đang tập trung điều tra làm rõ các hành vi: gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, huỷ hoại tài sản Nhà nước, tài sản công dân để xử lý nghiêm theo pháp luật". Câu nói này như một lời đe dọa tới những người dân đã tới tập trung tại công trường nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (xã Tĩnh Gia) đòi bồi thường hợp lí khi giải tỏa mặt bằng. Cần nhắc lại, ngay sau khi sự việc sáng 25/05 xảy ra, văn phòng công an tỉnh Thanh Hóa đã nói rằng "một số đối tượng quá khích đã dùng gạch, đá ném và đưa người già, trẻ em lăn vào bánh xe không cho chở vật liệu vào công trường thi công". Mặc dù theo phản ánh của cô Hồ Thị Bích Khương, người đã tới thăm xã Tĩnh Gia, người dân ở đây cho biết họ không hề tấn công các công an và người thi công tại công trường.
Người ta lo ngại về số phận của những người dân bị ăn chặn tiền bồi thường giải phóng mặt bằng đã tới công trường thi công nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đòi quyền lợi. Ngay sáng 25/05, 7 người dân đã bị bắt giữ nhưng sau đó được thả ra do áp lực của người dân. Cụ thể, gia đình và người dân định đưa thi hài em Dũng tới Trung ương Đảng tại Hà Nội để khiếu kiện, biểu tình nhưng sau một tu sĩ, thân nhân em Dũng đã kêu gọi chôn cất em đổi lấy sự tự do cho 7 người này.
Tóm lại, cuộc họp báo của cơ quan chức năng chiều 28/05 vừa qua chỉ là hình thức "vừa đấm vừa xoa". Vừa trấn an dư luận bằng hình phạt "nhẹ nhàng" với "người nổ súng" (cách gọi né tránh chức vụ của công an Thư), vừa đe dọa tinh thần người dân xã Tĩnh Gia.
Thông tin mới nhận được cho hay, chủ tịch xã Tĩnh Gia vẫn chưa dám quay trở lại nhà riêng, một số người dân vẫn vây quanh nhà ông này do căm phẫn lời nói của ông ta. Đồ đạc trong nhà đã bị đập tan nát trong sáng 25/05.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét