7 thg 5, 2010

235.Thánh lễ đón Tổng Giám Mục phó Hà Nội, giáo dân Hà Nội bị hạn chế vào nhà thờ. Linh mục Quế nói "Hai Tổng Giám Mục" làm giáo dân lo ngại.

TUMASIC.TK- Sáng nay, tứ sáng sớm, nhiều người dân trong Tổng Giáo Phận Hà Nội đã về Nhà thờ Chính Tòa để tham dự thánh lễ đón tiếp và mở đầu sứ vụ của Đức Tổng Giám Mục Phó Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Thánh lễ trọng thể bắt đầu lúc 10h sáng, với sự có mặt của các chức sắc trong HĐGMVN như Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, giám mục phụ tá Sài Gòn, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, phó chủ tịch HĐGMVN và nhiều thành phần tôn giáo trong Tổng Giáo phận Hà Nội và các giáo phận anh em cũng như "những người quan tâm".

Suốt buổi sáng ngày hôm nay, giáo dân tham dự đã mang băng rôn, biểu ngữ, hình ảnh bày tỏ sự ủng hộ Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt - "tinh thần Ngô Quang Kiệt" trong trật tự, ôn hòa như lời nhắc nhở trước của Văn phòng Tòa Tổng Giám mục Hà Nội khi thông báo về buổi lễ này.

























Trong Thánh lễ, Đức Cha Nhơn, Đức Cha Linh và Đức Cha Khảm đã lần lượt giảng lễ.


Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, phụ trách ban thư ký Website HĐGMVN, Giám mục phụ tá Sài Gòn.


Bài giảng của Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó chủ tịch HĐGMVN.


Bài giảng của Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn khai mạc sứ vụ Tổng giám mục phó TGP Hà Nội.

Trước đó, 17h40 ngày 6/5, Tổng Giám mục phó Hà Nội, Phêrô Nguyễn Văn Nhơn đã tới Hà Nội trên một chuyến bay từ Đà Lạt, sau đó được Tòa Tổng Giám mục Hà Nội đón tiếp, gặp gỡ.



Đón tiếp tại phi trường.



Hai vị chủ chiên ôm nhau gặp gỡ tại sân Tòa Tổng Giám mục Hà Nội.



Đón tiếp, chào mừng vị Tân Tổng Giám mục Phó.


Gặp gỡ tại hội trường.

Theo thông tin blog Tumasic có được, buổi lễ sáng nay vẫn có một số "va vấp". Linh mục Quế đại diện cho Tòa Tổng Giám mục Hà Nội khi phát biểu chào mừng đã gọi Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt và Tổng giám mục phó Nguyễn Văn Nhơn là "Hai Tổng Giám mục". Khi giáo dân thắc mắc, một linh mục giấu tên trong Tổng Giáo Phận Hà Nội cho rằng đó là "linh mục Quế bị choáng ngợp trước buổi lễ nên không nói rõ". Tuy nhiên, cách gọi là làm dấy lên lo ngại vốn đã rất lớn về việc Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt bị thay thế, thuyên chuyển ra khỏi Hà Nội, như đã sắp đặt trước.

Giáo sư kinh tế Gioan Nguyễn Phúc Liên ở Geneva, Thụy Sĩ cung cấp bức thư của một linh mục Việt Nam. Nội dung bức thư cho rằng, Đức Ông Cao Minh Dung ở bên Vatican có trách nhiệm chính trong vai trò dàn xếp sự "thuyên chuyển, kế vị" này.

"Anh [...] ( tên của người nhận không được công bố ) thân mến,
Xin cảm ơn Anh đã hồi âm. Chúng tôi sẽ cầu nguyện theo ý của Anh.
Về Dức Ông Dung (dưới tôi 6 lớp) thì quả thật từ lâu chúng tôi đã rất thất vo.ng. Bản thân cũng như gia đình Dung rất được CS o bế và ngược lại Dung cũng rất thân thiết với cán bộ CS. Mỗi lần về Huế (đặc biệt qua hai đám tang thân mẫu và thân phụ), Dung bao giờ cũng gặp mặt, tặng quà (hàng triệu đồng) cho mấy tên Công an tôn giáo (như trung tá Phạm Đức Thuận và trung tá Nguyễn Hồng Lam...). Lần đám tang thân mẫu của Dung, Đức Cha Thể ban đầu không muốn chủ sự lễ an táng (như ý Dung mời), nhưng khi nghe Dung nói là chính quyền và công an tôn giáo tỉnh đã đến phân ưu, Đức Cha liền thay đổi thái độ, nhân làm chủ tế.
Lần Dung về Hà Nội ngày 15-02-2009 cùng với Đức Ông Parolin và Đức Ông Nguyễn Văn Phương, chúng tôi đã nghe rằng Dung có lập trường đẩy Đức Cha Kiệt khỏi Hà Nộị Lần đó phái đoàn không ở Tòa Giám mục mà ở nhà khách chính phủ, và CS đã cho xe vào Huế chở mấy em của Dung ra Hà Nội cho Dung gặp, ở lại nhà khách chính phủ cùng với Dung.
Mỗi lần về Huế, Dung chỉ gặp Đức Cha Thể và gặp những cha nào có lập trường thỏa hiệp với CS thôi, không bao giờ gặp cha Giải (thầy dạy), cha Lý và ..... (cùng cha bảo trợ, cùng giáo xứ, cùng chủng viện). Thậm chí hôm đám tang thân phụ (ông Cao Minh Hiếu), Dung cũng không mời cha Giải và ...... đồng tế vì sợ liên lụỵ
[……….]  ( 2 dòng này không được công bố vì lí do tế nhị, theo lời của ông Nguyễn Phúc Liên )
Tôi đồng ý với Anh là một nhân viên ngoại giao của Tòa Thánh phải luôn giữ lập trường trung lập. (đặc biệt là khi liên hệ mới một chính quyền gian trá như CS), và nên để một chức sắc nước ngoài phụ trách Việt Nam thì tốt hơn "
Ở buổi lễ này, linh mục Quế chịu trách nhiệm tổ chức đã thay thế hết đội trật tự, kèn, trống bằng những nhóm khác ở quê của ông, đồng thời đa số giáo dân dự lễ ở bên trong nhà thờ đều đến từ quê của ông Quế một xứ Hà Tây cũ.


Một người tham dự Thánh lễ bị "đấy ra ngoài" bất bình nói lại cùng Tumasic: "Ở trong dâng lễ, ở ngoài hát Kinh Hòa Bình. Chưa thấy Thánh lễ nào như vậy. Khi nhận Mình Thánh, thì tất cả các cửa nhà thờ đều phải đóng, tới độ cha không còn đường trở vào cất Mình Thánh"
Ông Nhơn năm nay 72 tuổi là một người có tính cách mềm mỏng, ôn hòa và khéo.... Trước khi đến Hà Nội ông Nhơn là giám mục Đà Lạt, ông cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, trên cương vị này ông đã nhiều lần tiếp xúc thân mật với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, kể cả lúc giáo dân Hà Nội đang cầu nguyện đòi đất. 
Ông Kiệt năm nay 58 tuổi, trước là giám mục Lạng Sơn, ông Kiệt từng thẳng thắn đòi lại đất của Giáo Hội VN ở 42 Nhà Chung. Chủ tịch ủy ban NDTP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo đã lập tức đề nghị Vatican thuyên chuyển ông Kiệt, đồng thời ông Thảo cũng làm công văn cảnh cáo ông Kiệt tức khắc.
Người Buôn Gió




Có nguồn tin cho hay, sau đây, Tổng Giám Mục Kiệt sẽ bị thuyên chuyển và đi tĩnh dưỡng bệnh tại một vùng quê xa xôi, hẻo lánh trong khoảng thời gian "nghỉ hưu sớm".









Blog chính trị - xã hội ra đời ngày 24/11/2009 bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009-2010




webtracker

4 nhận xét:

  1. Nặc danh8/5/10 04:43

    Đây là tiểu sử chính thức của Cao Minh Dung:
    "Monsignor Francesco Cao Minh Dung was born on 1 November 1956, in Hue, Vietnam.
    He completed his primary education at Saint Joseph’s School in Hue and his secondary education at the Archdiocesan Minor Seminary in Hue. He obtained the National Baccalaureate for secondary education in July 1974.
    He completed one year of study of civil law in the National University in Hue (1974-1975). He completed five years of study at the Archdiocesan Major Seminary in Hue: two in philosophy and three in theology (1974-1979).
    He was then sent to Rome to complete his studies at the Pontifical Urban University (1980-1985). He obtained a Licentiate in Sacred Theology (1982) and a Master’s in Biblical Theology (1984). He continued his studies at the Pontifical Lateran University (1985-1987) obtaining a Master’s in Canon Law. In 1988 he obtained a Doctorate in Biblical Theology.
    He completed a master’s in philosophy this year (2007).
    He was enrolled at the Pontifical Ecclesiastical Academy, which prepares priests for the diplomatic service of the Holy See, from 1986 to 1988. At the end of that period of formation he received a Diploma in Diplomatic Studies.
    Monsignor Francesco Cao Minh Dung was ordained a priest on 12 June 1983 in Rome, by Pope John Paul II.
    Monsignor entered the diplomatic service of the Holy See in July 1988 and has had assignments in Ecuador, Indonesia, India, the United States, Thailand and Madagascar. He was assigned to the Apostolic Nunciature in New Zealand in January 2007 and arrived in Wellington on 14 April 2007."

    Lưu ý là ông này được gửi đi nước ngoài trong năm 1979, là năm hết sức khó khăn cho bất kỳ người theo đạo nào ở VN, huống gì đây là Công Giáo. Nghe nói ông DUng này có anh em kết nghĩa là Trưởng CA thành phố Huế, vậy có thể ông này là người của A41?

    Trả lờiXóa
  2. Cũng giống ông Giang, trưởng ban Việt ngữ BBC, gửi đi du học năm 91, cái thời kì mà rộ lên phong trào đi du học, nhưng chỉ có "con em" mới có khả năng đi du học được.

    Ông ta học luật, được bằng MA ở Warsaw nhưng lại sang Pháp làm việc cho RFI, rồi lấy kinh nghiệm, để chuyển sang BBC. Chỉ sau hai năm ở BBC, ông ta đã vào được cái ghế "Trưởng ban BBC Việt Ngữ".

    Học luật ở ngoại quốc để làm truyền thông? Và tại sao lại là truyền thông Việt ngữ?

    Đáng nói là kể từ khi ông ta bước chân vào con đường tiến tới cái ghế Trưởng ban thì các nhân viên kì cựu, lâu năm ở đây bị tống tiễn hết.

    Cuộc đời lắm "vận may" vậy sao?

    Cũng như Đức ông Cao Minh Dung nói trên.

    Bạn có thể dịch ra cho mọi người cùng rõ hơn được không?

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh9/5/10 09:34

    Chúng ta nên tổ chức một chiến dịch lật mặt những linh mục Công giáo hợp tác với Nhà nước Cộng sản Việt Nam đàn áp giáo dân.

    Trả lờiXóa
  4. Cài đó tùy bạn, nhưng phải có bằng chứng đầy đủ, rõ ràng nhé :D

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)