
Theo thông tin từ giáo dân ở đây, từ trước tới nay, họ "chưa bao giờ bán, tặng hoặc cho, đổi tài sản đất đai này cho bất cứ ai, nên mọi sự xâm phạm vào tài sản này đều là bất hợp pháp và bất hợp hiến. Bởi vì Hiến pháp và pháp luật từ xưa đến nay luôn ghi rõ là đất đai thờ tự được pháp luật bảo hộ và bảo vệ".
Nhà thờ Cầu Rầm trước đây tọa lạc tại khu Cửa Nam Thành phố Vinh, là một khu đất rất rộng rãi, thoáng mát gần hồ nước. Khuôn viên gồm nhà thờ với đầy đủ các công trình phụ trợ của một Giáo hạt lâu đời. Nhà thờ Cầu Rầm vốn nổi tiếng là một công trình kiến trúc được người dân Xứ Nghệ tự hào về vẻ đồ sộ và kiến trúc đẹp của Thành Phố Vinh, một tỉnh miền Trung Việt Nam.
Những năm chiến tranh, cả Thành phố Vinh cũng như khu vực miền trung là khu vực bom đạn ác liệt nhất, lại gần các trọng điểm đánh phá như phà Bến Thủy, tuyến đường huyết mạch vào Nam, vì vậy nhà thờ cũng đã bị bom đạn triệt hạ.Sau chiến tranh, chính quyền biến nơi đây thành "Khu di tích tội ác đế quốc Mỹ" giống như trường hợp ở giáo xứ Tam Tòa ( giáo phận Vinh ).
Giáo xứ Tam Tòa trước đây có một nhà thờ. Tuy nhiên, trong thời gian chiến tranh Việt - Mỹ, nhà thờ bị bom, đạn phá hủy. Từ đó tới nay, mặc dù giáo dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị xây dựng nhà thờ mới, chính quyền vẫn không đồng ý xây dựng nhà thờ với lí do "Đây là khu di tích tội ác đế quốc Mỹ".
Mọi sinh hoạt tôn giáo của giáo dân Tam Tòa diễn ra tại nhà một người trong giáo xứ bao lâu nay.
Trong thời gian qua, nhiều người dân của giáo xứ Tam Tòa trở về quê hương. Do số lượng tăng, việc sinh hoạt tại nhà riêng là không thể nên họ đã xây dựng rạp, cử hành Thánh lễ. Đang khi đó, công an vũ trang tới đánh đập, xỉ nhục và cướp đi Thanh Giá - biểu tượng thiêng liêng của người Công Giáo. Hàng nghìn giáo dân Tam Tòa đã phản đối sự việc, và họ gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ từ chính quyền qua các cuộc bố ráp, khủng bố tinh thần, dùng côn đồ đánh đập thậm chí cả linh mục, tu sĩ, giáo dân, ...
Tumasic tóm lược lại sự việc ở Tam Tòa.
Với lí do đó, người dân giáo hạt Cầu Rầm cũng không được phép tiến hành xây dựng, tu bổ lại nhà thờ Cầu Rầm trong suốt những năm qua mặc dù khi người giáo dân Cầu Rầm trước đây tham gia quân đội chống Mỹ của chính quyền đã được Hồ Chí Minh tổng động viên "sau khi hết chiến tranh sẽ xây dựng hơn mười ngày nay và đàng hoàng hơn, to đẹp hơn".
Sau đó, chính quyền Vinh đã cho xây dựng một con đường "dẫn tới quê hương chủ tịch Hồ Chí Minh". Sẽ không có gì để nói nếu con đường này không cắt ngang qua diện tích của nhà thờ Cầu Rầm, phần còn lại phía trong tiếp tục được sử dụng làm "Khu di tích tội ác đế quốc Mỹ" trong khi giáo dân vẫn "yêu cầu được tái thiết Nhà thờ và nhà xứ Cầu Rầm".








Được biết, nhà thờ Cầu Rầm có lịch sử tồn tại từ trước năm 1945 và từ đó tới nay, giáo dân hạt Cầu Rầm chưa từng có thỏa thuận "bán, tặng hoặc cho, đổi tài sản đất đai này cho bất cứ ai".

Hiện nay tình hình ở nơi đây vẫn "căng thẳng" và "sẽ còn nhiều diễn biến tiếp theo".

Cũng nên nhắc lại, mới đây, Giám mục Giáo phận Vinh Phaolô Maria Cao Đình Thuyên đã được cho nghỉ hưu. Thay chức vụ này của ông là linh mục Nguyễn Thái Hợp, người không có kinh nghiệm hoạt động tại giáo phận này trước đó cũng như được cho là "thân chính quyền".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét