24 thg 12, 2009

38.Bốn nhà đấu tranh dân chủ Việt Nam sẽ ra tòa và có thể bị tử hình

TUMASIC.TK-Theo tin từ VnExpress, luật sư Lê Công Định sẽ bị xét xử tại Tòa Án Nhân Dân Tp.Hồ Chí Minh ngày 20-21/1/2010 với khung hình phạt cao nhất là mức án tử hình.

Trước đó, ngày 13/6, ông Lê Công Định bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt để điều tra hành vi "tuyên truyền chống nhà nước XHCN", theo điều 88 Bộ luật hình sự với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam.Tuy nhiên, sau 6 tháng điều tra, luật sư Lê Công Định sẽ bị xét xử về tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" với khung hình phạt cao nhất là tử hình.

Nhận xét về việc chuyển tội danh, ông Đỗ Nam Hải, một nhà bất đồng chính kiến khác tại TP Hồ Chí Minh cho rằng đây là ý đồ "tránh áp lực của quốc tế rất mạnh đối với Điều 88, vì với Điều 79, đi kèm hai chữ 'hoạt động' tức là đã có hành vi 'lật đổ' cụ thể".

Việc chuyển sang tội danh có khung hình phạt cao hơn, theo ông Hải, cũng là để "răn đe hù dọa phong trào dân chủ, lực lượng dân chủ Việt Nam".

Tờ New York Times cũng nhận định đây là một hành động nhằm tăng cường việc đàn áp những người đối lập trước kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam




Luật sư Lê Công Định đọc lời khai ( không biết có phải viết sẵn không ) từ một tờ giấy

Theo luật gia Cù Huy Hà Vũ ở Hà Nội thì tội này nặng hơn so với "Tuyên truyền chống Nhà nước".Hình phạt này cũng tương đương tội làm gián điệp theo Điều 80 Bộ Luật hình sự.

Tương tự như luật sư Định, các ông Trần Huỳnh Duy Thức (bị bắt ngày 13/6/2009),Lê Thăng Long( bị bắt ngày 13/6/2009), Nguyễn Tiến Trung(bị bắt ngày 7/7/2009) cũng bị đưa ra xét xử cùng ngày với tội danh"hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như ông Lê Công Định.

Báo Thanh Niên cho hay theo cáo trạng, các ông Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Công Định bị truy tố theo khoản 1 của tội danh trên và có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; ông Lê Thăng Long bị truy tố theo khoản 2, có mức hình phạt cao nhất là 15 năm tù.

Báo này cũng đăng tải nhiều chi tiết trong cáo trạng chứng thực hành động phạm tội của các bị can trên.

Kết luận của cáo trạng là: "Đây là vụ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia".

"Hoạt động phạm tội của các bị can có tổ chức chặt chẽ, phân công nhiệm vụ cụ thể, móc nối, câu kết với các tổ chức phản động người Việt Nam lưu vong và các thế lực thù địch để tập hợp lực lượng, hình thành tổ chức chính trị phản động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương thức "bất bạo động", thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình" chống cách mạng Việt Nam".

Việc báo chí đăng chi tiết cáo trạng kết tội bị cáo trước khi tòa xử là điều thường xảy ra ở Việt Nam.


Thế giới lên tiếng

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi hành động khẩn cấp vì luật sư Lê Công Định, người sẽ ra tòa ngày 20/01-21/01/2010 tại TP Hồ Chí Minh cùng một số người khác vì tội lật đổ.

Trong thông cáo ra ngày 22/12 tại Anh quốc, Ân xá Quốc tế đề cập tới ba trường hợp là ông Lê Công Định, ông Nguyễn Tiến Trung và ông Trần Anh Kim cùng với lời kêu gọi tất cả những ai quan tâm can thiệp cho ba người này.

Tổ chức nhân quyền nổi tiếng thế giới đề nghị mọi người ngay lập tức gửi thư tới Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm để bày tỏ quan ngại về những người mà Ân xá Quốc tế gọi là "tù nhân lương tâm".

Thông cáo cũng yêu cầu các thỉnh nguyện viên kêu gọi nhà chức trách Việt Nam thả những người này ngay lập tức và vô điều kiện, xóa bỏ tất cả các cáo buộc đối với họ.

Một khuyến nghị khác đối với chính phủ Việt Nam là thay đổi hoặc xóa bỏ các điều trong Bộ Luật Hình sự 1999 vốn mang nội dung hình sự hóa việc bất đồng chính kiến một cách hòa bình.

Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu từng bày tỏ quan ngại về các trường hợp trên.

Đánh giá của giới phân tích nước ngoài

"Đây là phát súng cảnh báo người dân nên giữ miệng," Carlyle B. Thayer nói, ông là chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Úc tại Canberra. "Bây giờ không phải là lúc để bạn khuyến khích sự giải phóng chính trị."

"Nhà cầm quyền muốn cảnh báo sớm rằng hiện tại không phải là lúc để bạn trình bày quan điểm," một nhà phân tích ngoại quốc ở Hà Nội, thủ đô Việt Nam nói, không muốn cho biết tên vì "sự nhạy cảm của thời điểm".




Nguyễn Tiến Trung mong muốn Việt Nam có một nền dân chủ đích thực

"Đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo không được lên tiếng," nhà phân tích nói. "Cho nên tình hình hiện nay tương đối yên tĩnh."

Trong chuyến thăm Slovakia tuần trước, chủ tịch Nguyễn Minh Triết nói rằng Việt Nam không phải là đối tượng của những tiêu chuẩn từ phương Tây.

"Luật pháp của mỗi quốc gia thì khác nhau," ông nói. "Chúng dựa trên những điều kiện lịch sử địa lý khác nhau và vì thế không thể nào áp dụng luật lệ của nước này lên nước khác."




Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức viết lời khai

Tuy nhiên, theo tầm mức của những sự bắt giữ cho thấy, những quan điểm ấy lại đang bắt rễ vào mọi thành phần ở Việt Nam. Việt Nam đã chính thức từ bỏ các chương trình kinh tế Cộng sản từ năm 1986 với chính sách "đổi mới", hay cách tân kinh tế, và kể từ đó đã giải phóng nền kinh tế của mình, tham gia Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) năm 2007.

Nhưng khi Việt Nam, cũng như Trung Quốc, từ bỏ chủ thuyết Cộng sản chính thống, các nhà phân tích nói, thì cũng có những thành phần, đặc biệt là giới trẻ không có địa vị, tin rằng đất nước đang ổn định và phát triển đủ để nới lỏng hệ thống chính trị.

Những vụ bắt giữ này nhằm phủ đầu và làm nản lòng những thảo luận về tự do trong khi đại hội đảng đến gần, ông Thayer nói. "Những người bảo thủ đã trấn áp họ bằng cách gọi những tiếng nói đối lập là một vấn đề an ninh quốc gia," ông nói. "Làm sao mọi người có thể thúc đẩy một sự cởi mở trong kỳ đại hội tới khi mà họ có thể bị cáo buộc là đe doạ đến nền an ninh của nhà nước?"

Những cáo buộc dành cho ông Định và 3 người khác đã cho thấy một mối quan tâm, thường được đề cập trên truyền thông nhà nước, về cái gọi là ảnh hưởng bất ổn khi tiếp xúc với phương Tây, hay là "diễn biến hoà bình", theo định nghĩa của Việt Nam và Trung Quốc. Những cảnh báo này liệt kê việc sụp đổ của Liên Sô vào năm 1989 và những cuộc cách mạng bất bạo động đã lật đổ chính quyền ở Ukraine and Georgia.

*Một trong những cáo buộc nhắm vào ông Định là vào tháng Ba ông đã tham gia một khoá huấn luyện ba ngày tại Thái Lan, do một tổ chức chính trị của người Việt hải ngoại bảo trợ, tại đó có hai người Serbian đã trình bày những phương pháp đấu tranh bất bạo động.

Theo bài tường thuật đăng trên báo Thanh Niên, ông Định và các đồng sự đã "câu kết với những tổ chức phản động người Việt và các thế lực thù địch lưu vong" để thành lập một tổ chức chính trị phản động "nhằm lật đổ chính quyền nhân dân bằng phương pháp bất bạo động."

Ông Định và các đồng nghiệp đang đợi để ra toà sớm theo Điều khoản 79 bộ Luật Hình sự, "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân."

Ông Định, từng theo học ngành luật tại Đại học Tulane ở New Orleans trong hai năm với học bổng Fullbright, đã thường xuyên gặp gỡ các nhà ngoại giao và những người nước ngoài khác.

Ông từng giữ chức phó chủ tịch Hội luật sư TP Hồ chí Minh và vài năm trước từng đại diện chính phủ để bảo vệ thành công những người nuôi cá basa Việt Nam trong vụ kiện với những ngư dân Hoa Kỳ.

Gần đây, những hoạt động của ông mang đậm chất chính trị hơn, và ông đã cho đăng những bài viết ủng hộ dân chủ trên Internet và bảo vệ những luật sư nhân quyền khác bị buộc tội tuyên truyền chống nhà nước. Ngoài ra, căn cứ theo cáo trạng buộc tội, ông Định còn dùng vị thế luật sư của mình để lên tiếng về những vấn đề nhân quyền.

Trong một tranh luận trước toà vào năm 2007, ông được cho là đã nói rằng: "Thảo luận về dân chủ và nhân quyền không nên bị xem là chống chính quyền trừ phi chính quyền ấy chống lại dân chủ." (Theo New York Times)

website counter
Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)