Trong chín tháng đầu năm 2009, số liệu của Bộ Công thương cho thấy tổng kim ngạch giày dép xuất khẩu của VN sang EU chỉ đạt khoảng 1,6 tỉ USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2008.
“Chúng tôi rất thất vọng”, đại diện Tập đoàn Bán lẻ Anh (BRC) đã bày tỏ ngay thái độ bất bình với quyết định mới nhất của EU. “Quyết định này không có lợi cho các nhà sản xuất Việt Nam và Trung Quốc, cùng không có lợi cho người tiêu dùng châu Âu”, ông Alisdair Gray, Giám đốc của BRC, khẳng định ngày 22/12, Dân Trí đưa tin.
Mục đích của EU là hạn chế cạnh tranh cho 8.000 công ty sản xuất giày mũi da châu Âu, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ ở nam Âu. Nhưng Liên minh Giày dép châu Âu – đại diện cho các nhãn hiệu Timberland, Ecco, Hush Puppies và Adidas, hồi đầu tháng nói rằng triển vọng triển hạn thuế chống phá giá cho đến năm 2011 “sẽ tiêu tốn của người tiêu dùng và các công ty kinh doanh châu Âu nhiều trăm triệu euro”.
Liên minh này khẳng định quyết định của EU với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc sẽ không giúp được các hãng sản xuất giày đang chật vật của EU, vì “hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam đã được thay thế bằng hàng nhập khẩu ở các nước thứ ba và vì vậy, quyết định này cũng sẽ không ích gì cho việc tạo thêm công ăn việc làm trong lĩnh vực giày da ở khu vực”.
Các thành viên của Liên minh Châu Âu cũng bày tỏ sự không hài lòng của mình về quyết định này.
Theo tin ban đầu, có 10 nước bỏ phiếu ủng hộ việc áp thuế lần này gồm Bulgaria, Romania, Hungary, Pháp, Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hy Lạp và Slovenia. 4 nước bỏ phiếu trắng (cũng sẽ được tính như ủng hộ) gồm Đức, Áo, Malta và Latvia. 13 nước bỏ phiếu chống là Anh, Ireland, Bỉ, Luxembourg, Hà Lan, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Sĩ, Cộng hòa Séc, Slovakia, Litva và Estonia.
Đại sứ Anh Mark Kent cho biết Anh đã cố gắng đạt đủ số phiếu để chống lại quyết định đó nhưng không thành công và Anh rất thất vọng trước quyết định trên. “Chúng tôi tin rằng cách thoát khỏi suy thoái toàn cầu hiện nay là thông qua thương mại tự do chứ không phải bảo hộ. Tương tự VN, Anh là nước phụ thuộc vào dòng chảy thương mại tự do để tiếp tục phát triển đất nước. Chúng tôi tin rằng thương mại tự do và công bằng là phần quan trọng nhằm đảm bảo thành công phát triển của VN, thậm chí về dài hạn còn quan trọng hơn ODA” - ông phân tích.
Nhiều nước đã mô tả loại thuế mà EU quyết định áp đặt là "theo chủ nghĩa bảo hộ".
Việt Nam đã nhiều lần phản đối quyết định áp thuế chống phá giá. Trung Quốc cho rằng quyết định của EU đang gây phương hại cho buôn bán tự do. Các nhà xuất khẩu và bán lẻ châu Âu cũng kêu gọi chấm dứt biện pháp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hàng triệu euro này.
EC cho rằng các nhà sản xuất châu Âu đang bị thiệt hại vì các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc và Việt Nam “đang bán giày với mức giá thấp hơn ở châu Âu”. Tuy nhiên, các chủ cửa hàng và nhiều hãng giày tiếng tăm khẳng định họ mới thực sự làn nạn nhân vì mức thuế chống phá giá trên buộc họ phải trả nhiều hơn cho một lượng giày lớn hiện sản xuất tại Trung Quốc. Một phần lớn số lượng giầy dép của các tập đoàn châu Âu, như Adidas, Puma, Timberland, được sản xuất từ châu Á.
Mục đích của EU là hạn chế cạnh tranh cho 8.000 công ty sản xuất giày mũi da châu Âu, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ ở nam Âu. Nhưng Liên minh Giày dép châu Âu – đại diện cho các nhãn hiệu Timberland, Ecco, Hush Puppies và Adidas, hồi đầu tháng nói rằng triển vọng triển hạn thuế chống phá giá cho đến năm 2011 “sẽ tiêu tốn của người tiêu dùng và các công ty kinh doanh châu Âu nhiều trăm triệu euro”.
Liên minh này khẳng định quyết định của EU với giày mũ da của Việt Nam và Trung Quốc sẽ không giúp được các hãng sản xuất giày đang chật vật của EU, vì “hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam đã được thay thế bằng hàng nhập khẩu ở các nước thứ ba và vì vậy, quyết định này cũng sẽ không ích gì cho việc tạo thêm công ăn việc làm trong lĩnh vực giày da ở khu vực”.
Quyết định kéo dài thời hạn áp thuế chống bán phá giá của EU cũng đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp giày da Việt Nam, đặc biệt tác động đến đời sống của hơn 650.000 lao động trong ngành này.
Thực tế trên đây cho thấy rằng việc áp đặt các mức thuế chống bán phá giá không phục vụ lợi ích chung của người tiêu dùng châu Âu. Nó cũng không công bằng – vì không mang lại lợi ích cho tất cả các bên. Hơn thế nữa, với quyết định này, EU rõ ràng đang đi ngược lại chính sách của khối này cổ vũ cho tự do thương mại. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, đây là một bước thoái trào khi chính châu Âu đang kêu gọi thoát khỏi khủng hoảng bằng thương mại tự do, chứ không phải bằng chủ nghĩa bảo hộ.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết quyết định trên được thúc đẩy bởi lợi ích cục bộ và một vài nhóm nhà sản xuất trong EU. “Nó đi ngược lại các cam kết quốc tế trong việc mở rộng và tạo điều kiện thương mại quốc tế phát triển thuận lợi” - bộ trưởng nói bên lề hội nghị tổng kết công tác hội nhập kinh tế quốc tế ngày 23-12. Trong buổi họp báo chiều cùng ngày về vụ việc bán phá giá này, ông Bạch Văn Mừng - cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) - phân tích: “Đây là quyết định mang tính chính trị, không gắn với bản chất kỹ thuật của vụ việc có hay không có bán phá giá”.
Được biết, các nước bác bỏ quyết định kéo dài việc đánh thuế là các quốc gia ''phương Bắc'' như Anh, Đức, các nước Bắc Âu, trong lúc các nước chủ trương duy trì việc đánh thuế là Pháp, Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp, tức là các quốc gia ở miền nam châu Âu.
Cũng vậy, đối với "nạn nhân" là 2 quốc gia Việt Nam và Trung Quốc, tính chất chính trị trong việc trả đũa cũng tương đối rõ.
Do Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kém trên thế giới, nên Trung Quốc đã "ra tay" trả đũa cho chính mình và cho người anh em là Việt Nam.
Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia chủ nghĩa xã hội ngay cạnh nhau nhưng có sự chênh lệch về mức độ phát triển rất lớn. Thời gian vừa qua, tuy Trung Quốc có những hành động xâm phạm đến ngư dân Việt Nam trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam những phía Việt Nam chỉ tuyên bố phản đối và yêu cầu bồi thường chứ không có hành động mạnh mẽ hơn để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân nước mình, mặc dầu các hành động của phía Trung Quốc là vi phạm công pháp quốc tế.
Người dân Việt Nam và giới bình luận cho rằng Việt Nam và Trung Quốc tuy có nhiều mâu thuẫn và tranh chấp nhưng hai quốc gia này vẫn luono sát cánh và bảo vệ nhau trong lĩnh vực tư tưởng cũng như các vấn đề "xung khắc" với các quốc gia có nên sản xuất tư bản chủ nghĩa.
www.TUMASIC.tk
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét