TUMASIC.TK- Gần đây, các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam liên tục, phải gọi là "dồn dập: tới các quốc gia sản xuất vũ khí quân sự để kí hợp đồng mua vũ khí trang bị cho quân đội Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trong chuyến đi thăm Pháp ngày 16-18/12 đã ngỏ ý muốn Pháp giúp huấn luyện quân y, cung cấp trực thăng và máy bay vận tải.
Hai bên sẽ xúc tiến thành lập Ủy ban hỗn hợp cấp cao, có nhiệm vụ triển khai các chương trình chiến lược và hợp tác quân sự Việt-Pháp. Hai bộ trưởng đã đề cập đến nhiều lĩnh vực có triển vọng xúc tiến hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt trong việc hiện đại hóa quân đội Việt Nam và hợp tác đào tạo, nhất là trong ngành quân y...
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Hervé Morin và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh duyệt đội danh dự tại lễ đón 17/12
Có thể, Việt Nam sẽ mua trực thăng võ trang tấn công có tên Tiger do Pháp sản xuất liên doanh với Ðức giá bán từ $35 triệu USD đến $39 triệu USD một chiếc tùy trang bị trong thời gian tới.
Trực thăng chiến đấu Le Tigre thuộc loại tối tân nhất của không quân và hải quân Pháp hiện nay
Cũng trong thời gian này, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đi Nga về chuyện mua 6 tàu ngầm và 12 chiến đấu cơ SU-30MK2 và có thể có cả trực thăng vũ trang.
Đài Tiếng nói nước Nga đêm 17/12 dẫn thông báo của Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật-quân sự trực thuộc Bộ Quốc phòng Nga, cho biết quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Nga với các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á, đang phát triển năng động.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Nga Putin hội đàm và ký kết các văn bản.
Trong khi đó, báo Vedomosti của Nga đưa tin hợp đồng cung cấp tàu ngầm, được kí kết trong chuyến thăm làm việc tại Nga của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, là hợp đồng tàu ngầm lớn nhất của Nga trong nhiều năm qua, cũng là hợp đồng loại lớn so với thế giới.
Cùng với các chuyến đi của ông Thanh, ông Dũng, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Huy Hiệu cũng đến Hàn Quốc thăm viếng xưởng đóng tàu Daewoo và công ty sản xuất trang bị điện tử quốc phòng LIG Next1, theo Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) đưa tin.
Cùng với các chuyến đi ra nước ngoài trên, ông Bộ trường Bộ Quốc Phòng, Phùng Quang Thanh cũng đề nghị các nghị sĩ Hoa Kì can thiệp để chính phủ nước này hủy bỏ lệnh cấm bán võ khí sát thương (lethal weapons) cho Việt Nam, theo lời của ông Thanh khi trả lời phỏng vấn của TTXVN.
Cuối năm 2006, Tổng Thống George W. Bush đã ký nghị định chấm dứt cấm xuất cảng võ khí sang Việt Nam sau chuyến thăm viếng của thủ tướng Việt Nam thời đó là Phan Văn Khải nhưng vẫn giới hạn hàng bán không gồm các loại võ khí sát thương.
Võ khí Hoa Kỳ tối tân nhất thế giới nhưng, chưa kể các giới hạn do chính phủ và quốc hội đặt ra (được phép bán cho nước nào, loai võ khí, mức độ tối tân và trị giá), lại đắt nhất thế giới mà không mấy nước có khả năng mua nổi.
Hoa Kỳ hiện đang tồn trữ một lượng lớn chiến hạm, máy bay, xe tăng cũ, xe cơ giới đủ loại đang nằm ụ. Ðối với Hoa Kỳ có kỹ nghệ Quốc Phòng tiêu tốn hàng trăm tỉ đô la khảo cứu võ khí mới mỗi năm, sau ít năm sử dụng đã bị loại bỏ. Nhưng với những quốc gia khác, chúng có thể có thể tân trang lại để dùng tiếp.
Theo Nhật Báo Người Việt (Hoa Kì), lời ông Phùng Quang Thanh trong cuộc phỏng vấn ám chỉ cho thấy Việt Nam muốn tiếp cận nguồn cung cấp võ khí từ nhiều nước khác nhau, không phải chỉ riêng từ Nga. Cho nên, sau khi đến Mỹ, ông còn thăm Pháp trước khi trở về Việt Nam cho người ta hiểu thêm ý định của Hà Nội trong chuyến đi này.
Các chuyến đi của hai người đứng đầu Bộ Quốc Phòng Việt Nam và chuyến đi Nga của ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng một lúc có thể gọi là “dồn dập” vào dịp cuối năm là một tín hiệu mang nhiều ý nghĩa khác nhau.
Carl Thayer, chuyên viên các vấn đề Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Hoàng Gia Úc cho rằng ngân sách này quá nhỏ để Việt Nam có thể mua nổi các trang bị quân sự lớn, như mua tàu ngầm. Việc trả nợ bằng hàng hóa có thể dàn xếp được như Nga từng thỏa thuận với Malaysia.
Lần đầu tiên, người ta thấy báo chí ở Việt Nam, nhất là TTXVN và trang mạng “Chính phủ” của Hà Nội loan tải tin tức mua sắm trang bị quốc phòng. Phong trào chống Trung Quốc bá quyền dâng cao ở Việt Nam, và không loại trừ sự bất mãn ở ngay trong hàng ngũ đảng và quân đội, có thể là một trong những lý do để cho phép xuất hiện những bản tin này một cách chính thức.
Giới bình luận thời sự quốc tế cho rằng việc Việt Nam mua tàu ngầm là để đối phó với sự gia tăng hiện diện quân sự của Trung Quốc trên biển Ðông.
Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009
ngay xua năm 45 khi thành lập chính phủ đê giữ vững nền độc lập dân tộc chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã nhượn bbooj rất nhiều bọn quốc dân đảng cả ghế trong quốc hội.ngày nay vì đại nghiệp kiến quốc chỉnh phủ chiu và đát nước co chiu ít nhân nhượn nhung như thế ko phải là hèn là nhát mà vì đại nghiệp kiến thiết đất nước tôi hoàn toàn ủng hộ.chúng ta vẫn giữ vững chủ quyền và nên nhớ răng trung quỗc là một cương quốc tránh vôi chẳng xấu mặy nào nhưng tránh ko được tôi nguyện cầm xúng đi đầu
Trả lờiXóaRất hùng dũng. Mong sao đồng bào ta có ý chí như này, tiếp nối truyền thống yêu nước của cho ông 4000 năm.
Trả lờiXóa