5 thg 1, 2010

60.Mộc bản triều Nguyễn khẳng định chủ quyền Việt Nam tại Hoàng Sa

TUMASIC.TK theo VNN- Mộc bản triều Nguyễn vừa được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới, sẽ được dịch và in thành sách.Quan trọng hơn, những tài liệu này khẳng định chủ quyền của nước ta với quần đảo Hoàng Sa.


Ngày 3/1, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã tổ chức đón nhận bằng di sản tư liệu thế giới cho tài liệu mộc bản triều Nguyễn. Mộc bản là một trong những loại hình tài liệu đặc biệt quý hiếm của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.



Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV tại Đà Lạt nhận bằng di sản tư liệu thế giới cho mộc bản triều Nguyễn.

Bằng di sản này được đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) và UNESCO chuyển giao cho Trung tâm lưu trữ quốc gia IV (2 Yết Kiêu, Đà Lạt, Lâm Đồng), sau khi tổ chức UNESCO trao cho Cục Văn thư và Lưu trữ vào ngày 16/12/2009 tại Hà Nội.

Mộc bản khẳng định chủ quyền của VN ở quần đảo Hoàng Sa

Bà Phạm Thị Huệ - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV cho biết, mộc bản triều Nguyễn là những văn bản chữ Hán - Nôm được khắc ngược trên gỗ cách nay gần 200 năm, để in ra các sách tại Việt Nam vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, có giá trị cao phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Việt Nam thời cận đại.

Phần lớn tài liệu mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam tập trung ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Trung tâm này được giao nhiệm vụ quản lý, bảo quản và tổ chức khai thác sử dụng một khối lượng lớn tài liệu mộc bản triều Nguyễn, gồm 34.618 tấm với 55.318 mặt khắc.



ộc bản triều Nguyễn còn 34.618 tấm ở Đà Lạt.


Cũng theo bà Huệ, nội dung của khối tài liệu này rất phong phú và đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa - giáo dục, tôn giáo - tư tưởng - triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự. Tổng cộng có 152 đầu sách với 1.935 quyển.

Ngoài giá trị đối với lịch sử và văn hóa Việt Nam, tài liệu mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ, Bồ Đào Nha…

Đặc biệt, trong khối tài liệu quý giá này, có những nội dung khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.

Mộc bản sẽ được dịch và in thành sách

Từ năm 1960, mộc bản triều Nguyễn được chuyển từ Huế vào Đà Lạt bảo quản ở chi nhánh Văn khố Đà Lạt. Dưới chế độ Việt Nam cộng hòa, vì nhiều lý do, mộc bản không được quan tâm đúng mức, có lúc bị ngâm dưới hầm nước ngập 45cm, khiến cho những mộc bản này bị xuống cấp trầm trọng. Từ năm 1975, mộc bản được chuyển về Cục Lưu trữ Phủ Chủ tịch, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam quản lý.

Từ năm 1976, mộc bản được chuyển về Cục Lưu trữ Nhà nước (nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước). Từ năm 1988 trở về trước, mộc bản được bảo quản tại tòa nhà Dòng chúa Cứu thế. Sau năm 1988, mộc bản được chuyển về khu biệt điện Trần Lệ Xuân cũ (nay là Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV).



Kho chuyên dụng hiện đại hiện đang lưu trữ mộc bản triều Nguyễn.


Theo tài liệu để lại, gỗ dùng để khắc in mộc bản triều Nguyễn là gỗ thị, gỗ lê, gỗ táo hay gỗ cây nha đồng với thớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi. Nét chữ khắc trên tài liệu mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo, với mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa. Mỗi tấm mộc bản không chỉ là một trang tài liệu quý có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Hiện nay, tài liệu mộc bản triều Nguyễn được bảo quản trong kho chuyên dụng hiện đại, được phân loại, chỉnh lý khoa học và được in dập ra giấy dó và số hóa, có phần mềm quản lý và phục vụ khai thác sử dụng.

Bà Phạm Thị Huệ cho hay, để bảo tồn và phát huy hơn nữa giá trị của khối tài liệu quý hiếm này, trong thời gian tới, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV sẽ tăng cường nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thích hợp để kéo dài tuổi thọ của mộc bản, cũng như dịch và xuất bản các bộ sách trong khối tài liệu này.

Đồng thời, trung tâm cũng xây dựng một phòng trưng bày riêng biệt, giới thiệu tài liệu mộc bản triều Nguyễn với các nhà nghiên cứu, với du khách trong nước và quốc tế; đào tạo nâng cao trình độ cán bộ để đáp ứng nhu cầu bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu quý giá này.

 Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009

free counters

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)