Rhodamine B là một loại phầm màu dùng trong công nghiệp dệt, nếu lượng chất này tích tụ nhiều trong cơ thể con người, có thể sẽ gây suy gan, suy thận và nặng hơn là gây bệnh ung thư. Hơn nữa, theo quy định của Bộ Y Tế Việt Nam, việc sử dụng phẩm màu trong thực phẩm Rhodamine B là không được phép.
“Ngay cả việc nhuộm quần áo bằng chất Rhodamine B người ta cũng rất e ngại, vì nếu mặc quần áo mà vẫn còn tồn dư của chất nhuộm này có thể gây ưng thư da cho người mặc. Vì thế, việc cố tình nhuộm Rhodamine B vào hạt dưa hay bất cứ thực phẩm nào là điều không thể chấp nhận được”, BS Nguyễn Xuân Hướng, chủ tịch Hội đông y Việt Nam cho biết.
Bản tin của TTXVN cho hay "Các mẫu bột gia vị có chứa phẩm màu Rhodamine B là mẫu gia vị nấu bò kho hiệu Kim Nga, ngày sản xuất 10/1/2010, bán tại sạp 182 chợ Bình Tây có hàm lượng Rhodamine B là 322,2mg/kg; sản xuất 20/1/2010 bán tại sạp 271 chợ Trần Bình có hàm lượng Rhodamine B 680,5mg/kg; sa tế khô hiệu Kim Thành không ghi ngày sản xuất bán tại sạp 66-Thành Lâm, quận 6 có hàm lượng Rhodamine B 31,7 mg/kg.
Ngoài ra, 3 loại gia vị của cơ sở chế biến gia vị Hãng Nam Ấn là bột điều xay, không ghi ngày sản xuất, có hàm lượng Rhodamine B 12,8mcg/kg; gia vị nấu bò kho gói 0,5kg, ngày sản xuất 1/1/2010 hàm lượng Rhodamine B là 63,3 mcg/kg; gia vị nấu lẩu gói 0,5kg, ngày sản xuất 1/1/2010, có hàm lượng Rhodamine B 18,6 mcg/kg.
Thanh tra Sở đã niêm phong 483kg bột gia vị các loại, đình chỉ hoạt động của hộ kinh doanh Kim Nga ở địa chỉ 48/1, khu phố 3, đường số 3, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân và cơ sở chế biến gia vị Hãng Nam Ấn ở 30/7A, Phạm Phú Thứ, phường 3, quận 6."
Đài RFA có một cuộc trao đổi với bác sĩ Trần Tịnh Hiền, nguyên phó Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ chí Minh, nay là chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu lâm sàng, đại học Oxford, Anh Quốc, có văn phòng đặt tại Saigon về hiện tượng này.
Đỗ Hiếu: Bác sĩ có ý kiến gì về tin do báo chí mới loan tải cho hay là bột gia vị có chứa hóa chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng?
BS Trần Tịnh Hiền: Thật ra thì việc này cần có điều tra tỉ mỉ hơn. Vấn đề này hiện nay ở Việt Nam, cứ vài tháng hay mọi năm , báo chí lại lên tiếng hay phát hiện ra trong nước tương rồi đến sữa, và mỗi lần như vậy thì cần có investigation (điều tra) đàng hoàng, khi đó mới nói được vì độc hại thì còn tùy theo hàm lượng nữa.Tất nhiên về vệ sinh thực phẩm thì mình phải rất là chú trọng . Ở Việt Nam, gần Tết có nhiều loại thực phẩm bị xem là có hại cho sức khỏe, chứ không riêng gì gia vị, ví dụ như thịt, hạt dưa, ớt bột, rất nhiều thứ được kể đến. Vấn đề chung được nói tới vẫn là vệ sinh thực phẩm.
Đỗ Hiếu: Theo bác sĩ thì ngành Y tế Việt Nam có đề ra những phương cách nào hầu ngăn chặn các doanh nghiệp làm ăn thiếu lương thiện, coi rẻ sức khỏe và sinh mạnh của con người?
BS Trần Tịnh Hiền: Rõ ràng là cái này mình phải cương quyết, phải tuyệt đối cấm đoán. Không riêng Việt Nam mà một số nước khác ví dụ như vụ sữa ở Trung Quốc, anh cũng biết rồi. Ngành Y tế thì không ai chủ trương để cho cái đó tồn tại, nhưng ngành này hiện chưa đủ lực để kiểm tra hết các thực phẩm.
Tại các nước phát triển như FDA của Hoa Kỳ chẳng hạn thì người ta có quy định rõ ràng và chặt chẽ chứ còn Việt Nam thì không có một quy định nào, cho nên người này thì nói ung thư, nhưng hàm lượng tới đâu, đó lá cái khó khăn không thể giải quyết được bằng biện pháp hành chánh hay là pháp luật.Thỉnh thoảng cơ quan này hoặc ai đó phát hiện chuyện gì rồi đưa lên, nhưng rất lâu sau mới biết được rõ kết luận như thế nào, trong khi đó thì những món hàng đã lưu hành trên thị trường rồi.
Đỗ Hiếu: Với sự cương quyết và cố gắng đó thì ở Việt Nam các cơ quan hữu trách lo về an toàn vệ sinh thực phẩm có ngăn chặn được hữu hiệu những sai phạm cố ý do doanh giới gây ra không, thưa bác sĩ?
BS Trần Tịnh Hiền: Đồng ý vấn đề vệ sinh thực phẩm tại Việt Nam hiện nay là một chuyện bức xúc bởi vì không phải là vô tình mà người ta lại cố ý đưa hóa chất vào để bảo quản hay làm thay đổi hương vị hay màu sắc, làm tăng sự thu hút về thực phẩm nhưng rõ ràng cái đó rất là độc hại.
Lẽ tất nhiên là bác sĩ thì không ai chấp nhận chuyện ấy. Tụi tôi cũng biết đây là một vấn đề rất khó khăn, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành. Hiện bộ Y tế được giao vấn đề kiểm tra vệ sinh thực phẩm, theo tôi nhận định thì còn nhiều khó khăn lắm để làm đúng theo quy định như các nước phát triển.
Đỗ Hiếu: Vậy dư luận hay giới tiêu dùng có ý thức hay được cảnh giác về những sự độc hại khi họ vô tình sử dụng những loại thực phẩm có chứa hóa chất nguy hiểm không, thưa bác sĩ?
BS Trần Tịnh Hiền: Thật ra thì ngay ở trong gia đình hay là người Việt Nam ở đây thì người ta cũng rất cảnh giác, cẩn thận, rõ ràng là người ta không ăn thực phẩm nào không rõ nguồn gốc. Họ vào mua ở những nơi có kiểm tra, tuy cố tránh nhưng cũng không thể nào phòng ngừa được hết.
Như vậy, có thể thấy, bất kì thông tin nào về các sản phẩm được công bố mất vệ sinh an toàn thực phẩm được loan tải rộng rãi, người tiêu dùng đều mạnh mẽ tẩy chay và không sử dụng nữa. Đó là một điều đáng mừng trong sự thay đổi về nhận thức của người dân Việt. Thay vì trước đây chúng ta nghĩ rằng "Thôi thì tiền nào của nấy" hay là "Cứ dùng, chết thì nó chết ngay chứ ăn vào có làm sao đâu" nhưng giờ đây, mối quan tâm về sức khoẻ trước tình trạng hàng loạt các sản phẩm thông dụng trong đời sống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được đặt lên hàng đầu.
Có một blogger Việt Nam nickname trumsodaide ghi trong blog của mình thế này
Bà con ơi, thằng Trung Quốc nó sản xuất hàng ra, nó không sử dụng rùi xuất khẩu vào Việt Nam để kiểm tra chất lượng và hơn hết là siêu lợi nhuận (xuất khẩu mọi thứ miễn là có tiền), làm cho người Việt Nam mình phải chịu đủ thứ chất độc hại. Vậy mà hiện nay nhiều thương nhân việt nam gắn nhãn mác "hàng VN, Thái lan, Nhật, Mỹ" nhằm tiêu thụ nhanh hàng Trung Quốc.Vì vậy, hãy chỉ cách mọi người phân biệt đâu là hàng xuất xứ từ Trung Quốc bằng cách: Phân biệt dựa vào 3 chữ số đầu trên mã vạch của món hàng: 690, 691, 692 là xuất phát từ Trung Quốc; 471 là từ Đài loan, 00~09 là từ Mỹ và Canada, 30~37 là Pháp, 40~44 l
Chỉ cần các cơ quan về vấn đề trên quan tâm sát sao thị trường tiêu thụ và giới truyền thông thông tin rộng rãi thì mọi chuyện người dân sẽ tự ... giải quyết thôi. Ngoài các cơ sở sản xuất bị pháp luật xử lý, thái độ tẩy chay của người dân cũng sẽ khiến cho những nhóm người "tham lam bất chấp tính mạng của người sử dụng" không còn cơ hội tiếp tục việc làm phi pháp.
28 Tết, 200 công nhân đình công đòi thưởng tại Công ty cổ phần truyền thông Kim Cương (HCM)
Thông Tấn Xã Việt Nam: Cam Trung Quốc có lượng thuốc trừ sâu quá mức cho phép. Bê bối hoa quả nhập từ Trung Quốc.
Chuyện thường niên: Công nhân phẫn nộ đình công vì bị cắt xén lương, thưởng trong những ngày Tết đến.
© www.TUMASIC.tk 2009-2010

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét