Đó là "Nghị định 33/2010/NĐ-CP quy định về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển". Nghị định này sẽ có hiệu lực vòa ngày 15/06 tới đây. Nghị định này được Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng kí ban hành ngày 31/03/2010 trong bối cảnh Việt Nam vừa lên tiếng phản đối hành vi của hải quân Trung Quốc bắt giữ và đòi tiền chuộc đối với 12 ngư dân Quảng Ngãi trong khi họ đang hành nghề tại khu vực biển quần đảo Hoàng Sa.
Theo đó, "Tàu cá khai thác ngoài vùng biển Việt Nam phải có tiêu chuẩn vùng hạn chế cấp I, hoặc cấp không hạn chế; hoạt động trong vùng biển các nước Đông Nam Á phải đạt tiêu chuẩn vùng hạn chế cấp II trở lên. Cùng đó, trên những tàu này, thuyền trưởng, thuyền viên phải có đầy đủ chứng chỉ; có ít nhất một người thông thạo tiếng Anh hoặc tiếng thông dụng của quốc gia, vùng lãnh thổ mà tàu đến khai thác."
Đồng thời, trong nghị định mới ban hành nói trên "khu vực biển khai thác thủy sản của Việt Nam chia làm ba vùng là ven bờ, vùng lộng và vùng khơi; ranh giới vùng biển ven bờ do UBND hai tỉnh liền nhau tự hiệp thương xác định. Khu vực khai thác của các loại tàu cá được nêu rõ: loại công suất 90CV trở lên chỉ được khai thác ở vùng khơi, biển cả; từ 20-90CV chỉ được khai thác ở vùng lộng, vùng khơi; dưới 20CV chỉ được khai thác ven bờ. "
Trong một động thái liên quan từ phía Trung Quốc, nước này vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc "bảo vệ ngư dân và chống cướp biển".
Bản tin của đài BBC cho hay "lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam".
Thông tin từ hãng thông tấn Trung Quốc nói rằng "Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc".
Tàu 311 là tàu lớn nhất và mạnh nhất trong hải đội ngư chính Trung Quốc. Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bắt đầu "chương mới" trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc
China News Agency
Tuy nhiên, người ta có thể nhận thấy động thái "ngày càng mạnh bạo" hơn của Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trước đó, ngày 09/02, ông Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Trung Quốc Ngưu Thuấn phát biểu rằng Trung Quốc sẽ "kịp thời điều chỉnh tư duy về khai thác và quản lý nghề cá" ở khu vực Trường Sa, mà nước này gọi là Nam Sa.
Xa hơn nữa, từ ngày 29/12, hai tàu tuần tra ngư chính Trung Quốc mang số hiệu 183 và 1283 đã chính thức tuần tra trên khu vực biển Đông thực hiện nhiệm vụ "quản lý kiểm tra" an toàn trên khu vực biển Đông của Việt Nam.
Hài tàu tuần ngư vừa được Trung Quốc điều tới khu vực Trường Sa mang số hiệu 311 và 302. Dự kiến thời gian tuần tra sẽ kéo dài một tháng, nhưng "có khả năng kéo dài hơn tuy hoàn cảnh thực tế", phía Trung Quốc cho hay.
Quay trở lại nghị định mới ban hành của CP Việt Nam, trước khi Thủ tướng kí nghị định này, ngày 30/03, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có "Hội nghị bàn về giải pháp cho vấn đề tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ" với yêu cầu "Phải tìm ngay biện pháp bảo vệ ngư dân" sau khi công bố con số gần 800 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ bởi nước ngoài từ năm 2009 tới nay khi đang hành nghề trên biển Đông. Hội Nghề Cá Việt Nam cũng lên tiếng yêu cầu bảo vệ ngư dân Việt Nam khi đánh bắt ngoài khơi.
Nghị định kí ngày 31/03 được đánh gia như là "đáp ứng" đòi hỏi của Hội nghị nói trên.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét