12 thg 6, 2010

293. "Tàu lạ" lại đâm ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi sáng 12/06. Ngư dân Trung Quốc được khuyến khích ra khơi đánh bắt cá ngừ vây xanh trong khi đang có lệnh cấm.

Bookmark and Share
TUMASIC.TK- Rạng sáng nay tàu đánh cá của thuyền trưởng Võ Xuân Tiền cùng 17 ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trên đường hành nghề từ Trường Sa về vùng biển Bình Định đã bị tàu lạ đâm chìm rồi bỏ chạy, báo Vnexpress đưa tin.


Tuy nhiên, theo nhiều người bình luận thì "còn ai trồng khoai đất này". Trước nay, ngư dân Việt Nam ra khơi đánh cá xa bờ trên biển Đông thường bị tàu Trung Quốc tấn công, trong đó có nhiều trường hợp có cắm cờ Trung Quốc, công khai gọi điện về Việt Nam đòi thân nhân ngư dân hoặc chính quyền Việt Nam nộp tiền chuộc.

Trước nay, báo chí Nhà nước vẫn sử dụng cách gọi "tàu lạ" và "nước lạ" đối với Trung Quốc trong những sự việc nước này xâm phạm đến chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông. Cụ thể, khi nói về vấn đề ngư lôi tập trận của hải quân Trung Quốc tại khu vực quần đảo Trường Sa trôi dạt vào bờ biển Quảng Trị, báo điện tử Dân Trí gọi đây là "ngư lôi trôi dạt của nước ngoài" mà không đề cập tới vụ diễn tập của Trung Quốc được cho là phô trương sức mạnh để thị uy với các nước đang tranh chấp trên biển Đông, trong đó có Việt Nam.

Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày hôm nay, báo chí Trung Quốc cũng dồn dập đưa tin về việc "khuyến khích ngư dân Trung Quốc tới vùng biển Trường sa để đánh bắt, vì ở đây có lượng cá lớn và đa dạng lại có loại cá Ngừ vây xanh loại cá có giá trị cao và trọng lượng trên 80kg". Việc này được đưa ra sau khi có kết quả của Viện nghiên cứu thăm dò thủy sản về số lượng và chất lượng cá ngừ vây xanh ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Trang tin chính phủ của tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa tin khuyến khích người dân ra khu vực Trường Sa đánh bắt cá ngừ. (Chụp lại bản dịch của Google Translate)


Về việc khai thác cá ngừ ở Việt Nam theo báo DDDN, các chủng loại cá ngừ được đánh bắt ở VN chủ yếu: Cá ngừ vây vàng (Yellow-fin Tuna); Cá ngừ mắt to (Bigeye Tuna); Cá ngừ vây dài (Albacore Tuna); Cá ngừ vằn (Skipjack Tuna).
Cá ngừ đại dương được ngành thủy sản chọn là đối tượng mục tiêu để phát triển nghề đánh bắt cá xa bờ. Từ năm 2000 tới nay, hoạt động khai thác phát triển mạnh hơn trước, tập trung chủ yếu vào các tỉnh Phú Yên, Bình Ðịnh, Khánh Hòa. Đội tàu đánh bắt của VN có khoảng 2.000 tàu câu cá, với ngư cụ chính là câu vàng, rê và đăng (rất đơn giản). Mùa vụ đánh bắt cá ngừ của VN kéo dài quanh năm. Thời vụ đánh bắt kéo dài là điều kiện thuận lợi cho việc duy trì nguồn cung ứng xuất khẩu.
Giá xuất khẩu trung bình của cá ngừ VN giữ mức ổn định trong giai đoạn 2005-2009. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản ước tính đến 15/3/2010, VN đã xuất khẩu được trên 15.200 tấn cá ngừ các loại, trị giá xấp xỉ 67,2 triệu USD, tăng 109,5% về lượng và 166,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009.
Giá xuất khẩu năm 2010 cũng có xu hướng tăng, nhất là sản phẩm xuất vào thị trường Mỹ, Nhật Bản, Canada, đạt mức trung bình 3,83 USD/kg. Mỹ và Canada đại diện cho thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn nhất của VN chiếm 61,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Theo Tổng cục Hải quan, năm 2009, Mỹ nhập gần 19.000 tấn cá ngừ VN, trị giá trên 67,3 triệu USD, tăng 20,4% về lượng và 23% về giá trị so với năm 2008, chiếm 37,2% thị phần xuất khẩu cá ngừ của VN. Ngoài Mỹ, xuất khẩu sang Canada, Lebanon, Thụy Sĩ và Australia cũng tăng trưởng khả quan, từ 13% đến trên 40% về lượng (tương ứng 2,7% đến 26% về giá trị) so với năm 2008.
Tuy nhiên, xuất khẩu cá ngừ sang khối thị trường EU, Nhật Bản và Đài Loan trong năm 2009 lại giảm, trong đó xuất khẩu sang Đài Loan giảm mạnh nhất tới 50,5% về lượng và 59,5% về giá trị. Dù giá xuất khẩu cá ngừ trung bình của VN trong những tháng cuối năm 2009 tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu cá ngừ của cả nước trong năm 2009 cũng chỉ đạt gần 181 triệu USD, giảm 4,1% so với năm 2008 do xuất khẩu sang các thị trường chính như EU, Nhật Bản, Đài Loan... đồng loạt giảm.
Hệ thống phân tích Vebimo đánh giá rằng, nếu đúng như dự báo của các chuyên gia và giới quan sát về khai thác cá ngừ quốc tế rằng, cá ngừ vây xanh (loại mà Nhật Bản rất ưa chuộng và có sản lượng đánh bắt cao) được liệt kê vào Phụ lục I của Công ước về Thương mại quốc tế Cấm buôn bán Các loài Có nguy cơ tuyệt chủng (CITES) thì khả năng tăng giá cá ngừ xuất khẩu của VN sẽ rất cao. Đó là nhờ quá trình chuyển dịch nhu cầu tiêu thụ của các thị trường thế giới, đồng thời xuất hiện sốc thu hẹp nguồn cung toàn cầu.
Hồ Trung Nghĩa, 12/06/2010
Trong khi đó, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đưa ra ngày 30/04, có hiệu lực từ 16/05 tới 1/8/2010 vẫn đang được nước này thi hành mặc dù nhiều quốc gia phản đối, trong đó có Việt Nam.

Điều này cho thấy sự "trái khoáy" và vô giá trị của văn bản do chính phủ Trung Quốc đưa ra này. Nói rõ ràng, đó là "một mũi tên trúng hai đích". Một mặt thị uy với các nước đang tranh chấp với họ trên biển Đông về vấn đề chủ quyền. Mặt khác, điều này làm lợi hơn cho Trung Quốc về mặt kinh tế. Trên thực tế, lệnh cấm này hoàn toàn không được áp dụng đối với ngư dân Trung Quốc. Trong những ngày qua, theo Tân Hoa Xã, ngư dân nước này vẫn ra khơi đánh bắt cá như bình thường. Trong khi đó, ngư dân các nước khác bị hạn chế do họ lo sợ về việc sẽ bị bắt giữ, đòi tiền chuộc thậm chí đánh đập như các trường hợp trước đó. Điều này sẽ làm lợi chi Trung Quốc về mặt kinh tế khi sản lượng đánh bắt của nước này tăng lên đáng kể. Cụ thể về việc khuyến khích ngư dân Trung Quốc ra đánh bắt cá ngừ vây xanh, đây là một nguồn lợn kinh tế không nhỏ, như blogger Hồ Trung Nghĩa đã phân tích ở trên.

Những động thái này cho thấy sự xảo trá trong hành động của chính quyền Trung Quốc.

Hơn nữa, trong cách đưa tin của báo chí Nhà nước, sự lắt léo, mập mờ của họ lại càng tiếp tay cho những hành động làm ảnh hưởng tới người dân trong nước, tới chủ quyền quốc gia.

Hiện nay, Bộ Ngoại Giao Việt Nam chưa có bình luận gì về sự việc.


Blog chính trị - xã hội ra đời ngày 24/11/2009 bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009-2010





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)