10 thg 1, 2010

66.Đúng hay sai: Giáo dân Đồng Chiêm dựng Thánh Giá trên núi Thờ

TUMASIC.TK- Về việc giáo dân Đồng Chiêm đúng hay sai trong việc dựng Thánh Giá trên đỉnh núi Thờ, một người có nickname "Khách Vãng Lai" có phân tích, nêu quan điểm của mình hồi đầu năm 2009. Xin đăng lại để rộng đường dư luận.









Chính quyền tiếp tục uy hiếp và kết tội giáo xứ Đồng Chiêm





Linh mục Nguyễn Văn Hữu bị chính quyền cảnh cáo.

Tôi theo chân một người bạn đến thăm giáo xứ Đồng Chiêm, một giáo xứ miền núi thuộc xã An Phú, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội, vào đúng dịp bà con giáo dân vừa dựng lại được cây Thánh Giá lên trên đỉnh Núi Thờ. Từ già đến trẻ ai cũng phấn khởi, nhưng cũng đầy âu lo. Phấn khởi vì ước mơ đã thành hiện thực. Lo âu vì các cấp chính quyền đến dừng công trình không cho tháo dỡ dàn giáo để hoàn thiện và bắt dân làng phải di dời cây Thánh Giá khỏi đỉnh núi với một lý do rất đơn giản là sai phạm pháp luật nhà nước.




Báo Lao Động đăng tin về sự việc và nói đây là một hành vi vi phạm pháp luật. Xem tại đây.



Thấy vậy, tôi bèn đi tìm hiểu xem thực hư, đúng sai thế nào?

Trước hết, là hậu sinh, “muốn biết đúng hay sai, được hay không”, tốt nhất chúng ta nên hỏi ý kiến các cụ già làng. Sau khi đi vòng quanh làng hỏi các cụ về lịch sử quả Núi Thờ, tất cả các cụ đều cho chúng tôi biết :

Từ xa xưa, chẳng ai còn nhớ từ bao giờ, chỉ nhớ từ khi chúng tôi có trí khôn đến giờ đã thấy các cụ làng ta gọi quả núi phía Đông Nam làng là “Núi Thờ”. Hỏi các cụ tại sao người Đồng Chiêm các cụ lại gọi núi đó là Núi Thờ thì các cụ cho hay : gọi là Núi Thờ vì những lý do sau:

• Thứ nhất : là nơi an táng ông bà tổ tiên chúng tôi không chỉ ở chân núi mà còn ở trong lòng của núi, nơi các hang rỗng, chỗ an táng của hàng trăm xác thánh (xác các hài nhi), như các bác đã thấy. Nơi đây không chỉ là nơi an táng riêng những người Đồng Chiêm mà những năm đói kém (1945 - 1946), nhiều người hành khất chết đói trong khu vực làng Đồng Chiêm, những năm kháng chiến nhiều người chết vì bom đạn đều được bó chiếu táng ở các hang quanh núi. Vì thế, quả Núi Thờ dưới mắt của các người Đồng Chiêm chúng tôi xưa cũng như nay là một ngôi “Đại Mộ”, là phần đất thánh, nơi an táng ông bà tổ tiên chúng tôi.

• Thứ hai : một sự thật hiển nhiên mà hễ ai là người Đồng Chiêm đều thấy, và công nhận đó là: địa bàn Đồng Chiêm chúng ta có không ít núi, cao có, thấp có. Có quả còn cao, to, tài nguyên cũng phong phú hơn quả “Núi Thờ” nhiều, song bây giờ cũng đang có nguy cơ biến mất vì sự khai thác, mìn phá bừa bãi. Riêng ngọn “Núi Thờ”, cao chẳng là bao, diện tích cũng không rộng nhưng từ cây to cây nhỏ cho đến que củi, que rào… không hề có một ai dám sâm phạm. Từ sự linh thiêng đó mà các cụ gọi núi đó là “Núi Thờ”.

Các cụ còn cho biết thêm, thời cha cố Nhàn (những thập niên đầu của thế kỷ XX), dân làng chúng tôi đã định bạt ngọn Núi Thờ để xây nhà thờ kính Chúa trên đó, nhưng có ý kiến xây nhà thờ bên núi đó thì không gần dân nên đã rời về quả núi chỗ mà ngôi nhà thờ của chúng tôi đang toạ lạc hiện nay.

Ngược dòng lịch sử, các cụ còn kể trên đỉnh Núi Thờ xưa kia còn có một cây thánh giá bằng gỗ, nhưng vì thời gian cộng với chiến tranh loạn lạc cây thánh giá gỗ đó đã mục nát. Chúng tôi những ước mong dựng lại nhưng cứ khó khăn cách này cách khác, nay hoà bình lập lại, thế hệ trẻ là con cháu chúng tôi quyết một lòng dựng lại. Chúng tôi già rồi không leo núi, khuân đá được nưa, song chúng tôi có lời động viên khích lệ cùng với lòng ước muốn cao độ. Khi dựng lại thành công, quả thật chúng tôi rất phấn khởi vì ước nguyện của các cụ tổ tiên chúng tôi từ bao đời nay đã trở thành hiện thực.

Nếu vậy, việc đúc một cây thánh gia bằng beton-cốt thép của giáo dân Đồng Chiêm không phải là việc làm gây sự chú ý, gây xôn xao dư luận, gây bức xúc hay chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân như mấy bác cán bộ nói, mà đơn thuần chỉ là việc làm mới lại cái cũ, dựng lại cái đã bị thời gian làm siêu vẹo mục nát mà thôi.

Nói như các cụ thì trong tâm thức của người Đồng Chiêm xưa cũng như nay đều coi Núi Thờ là khu nghĩa trang, nghĩa địa của làng. Và việc các cụ định xây nhà thờ trên quả núi đó cũng ngầm khẳng định núi đó đã thuộc quyền sở hữu của làng Đồng Chiêm từ thời xa xưa.

Theo truyền thống tốt đẹp của người tín hữu Kitô, nhất là người Công Giáo, mỗi một nghĩa địa (có nơi gọi là vườn thánh), ngoài việc người ta dựng một thánh giá nhỏ có ghi danh của người quá cố nơi phần mộ của người thân, người ta còn dựng một thánh giá chung cao, to hơn, toạ lạc ở chỗ đẹp nhất và coi đó như bàn thờ chung của nghĩa địa.

Theo các cụ thì với người Công Giáo Đồng Chiêm, việc có được một cây thánh gia như bàn thờ chung của nghĩa địa giống như bao nghĩa địa của các làng Công Giáo khác là một ước mơ của bao thế hệ cha anh. Vì lực bất tòng tâm hết thế hệ cha anh này đến thế hệ cha anh khác khuất đi mà bà con giáo dân vẫn chưa dựng được cây thánh giá như lòng sở nguyện.

Mùa Chay năm nay, năm giáo dục gia đình, bà con giáo dân thôn Đồng Chiêm những muốn dốc quyết làm một việc gì đó cụ thể để nói lên tinh thần mau mắn đáp lại lời mời gọi trở về với Chúa trong chay tịnh, hưởng ứng lời dậy bảo của HĐGM Việt Nam, của Đức TGM Địa Phận. Sau khi cầu nguyện, họp bàn, cùng với sự hy sinh, hãm mình, tất cả dân làng từ các cụ cao niên cho đến các em nhỏ đều đồng tâm nhất trí dựng một cây thánh giá trên Núi Thờ, trước là để tôn vinh danh Chúa, tưởng nhớ đến mầu nhiệm khổ giá của Chúa Giêsu, sau là thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà tổ tiên, những người đang an nghỉ xung quanh và trong lòng quả núi. Thánh giá đó cũng là một lời nhắc nhớ cho con cháu, những người còn đang sống phải năng nhớ đến ông bà tổ tiên, những người có công sinh thành dưỡng dục đã ra đi trước chúng ta về đời sau.

Ý tưởng tốt lành đó cứ ngày càng trở nên cụ thể hơn, khả thi hơn. Và dịp thuận tiện đã đến, ngay từ sáng sớm ngày 04 tháng 3 năm 2009, bà con giáo dân không kể già trẻ gái trai, hàng trăm người đã tập trung về chân quả Núi Thờ, đọc kinh xin ơn Chúa Thánh Thần rồi phạt cây mở lối, giăng người ra thành một dây truyền từ chân lên đến đỉnh để tải cát, đá, xi măng sắt thép, cốp-pha lên đỉnh núi, dựng mô hình và đúc cây thánh giá. Việc làm đó giữa thanh thiên bạch nhật, ban ngày, dưới sự chứng kiến của chính quyền địa phương, an ninh thôn, cùng bao người qua lại trong cũng như ngoài làng.

Khi hoàn tất việc đúc cây thánh giá, bà con giáo dân ai nấy đều vui mừng phấn khởi như những người lính thắng trận trở về. Họ nghĩ rằng việc có một cây thánh giá chung nơi nghĩa địa Núi Thờ là ước mơ của cha ông họ từ bao đời, song cha ông họ không làm được. Việc họ làm hôm nay quả thật như việc biến mơ ước của các cụ tổ tiên họ thành hiện thực. Nhưng sâu xa của niêm vui đó là ở chỗ họ nghĩ rằng họ đã làm được một việc tuy nhỏ nhưng rất cụ thể nói lên niềm tin vào Chúa và lòng thảo hiếu đối với tổ tiên.

Niềm vui của bà con giáo dân lại được nhân lên nhiều phần khi việc làm tôn vinh danh Chúa, hiếu thảo với tổ tiên được linh mục hữu trách ghi nhận và làm phép (hô thần nhập tượng, nói theo kiểu của các tôn giáo bạn) cho cây thánh giá nghĩa địa Núi Thờ ngay sau khi giáo dân hoàn tất việc xây dựng.

Nhưng niềm vui của bà con giáo dân Đồng Chiêm xem ra bị ngắt ngang, bởi sự can thiệp của các cấp chính quyền. Trước hết là họ gọi BHG, những người giúp việc của giáo xứ tới nhà ông bí thư thôn lập biên bản, quy trách nhiệm, ép kí kết tạm dừng… Tội cho các ông quá, các ông có tội gì đâu, cùng dân làng làm, mà lại bị “gọi đi hầu nha”. Phải “đi hầu nha” vì quan thì ở xa đâu đã biết. Họ gọi tội gì? Chắc có lẽ họ gọi vì tội sốt sáng hơn giáo dân. Làm BHG làm sao không sốt sáng hơn giáo dân được. Vì lẽ đó nên các ông đã bị “gọi” chăng? Họ còn nói cũng sẽ gọi những ai dám sốt sáng như mấy ông BHG. Quý vị có sợ chưa? Cùng một trật, chính quyền còn thành lập một uỷ ban hỗn hợp gồm các ban ngành liên quan từ thành phố đến địa phương gặp gỡ các linh mục, bà con dân xứ mà đại diện là chi bộ địa phương, các đoàn thể : nào là hội người cao tuổi, hội phụ nữ, hội nông dân tập thể, đoàn thanh niên cộng sản HCM… (thiết nghĩ các hội này thì có liên quan gì đến các hoạt động thuần tuý tôn giáo?!), yêu cầu trước là tháo rỡ di rời, kế đến là giữ nguyên hiện trường rồi lại hạ bỏ xây mới chỗ khác… thôi thì đủ kiểu, chẳng biết đường nào mà rờ.

Tôi thấy thật là nực cười, người không làm thì lại được mời đi bàn việc phá bỏ, di rời; người không làm làm sao đủ tư cách đại diện cho người làm đưa ra quyết định được chứ?! Hỏi những người đó đồng ý hay không đồng ý thì thà vạch đầu gối ra mà hỏi còn hơn.

Không biết cho đến nay, còn người Đồng Chiêm nào chưa rõ lý do gì mà chính quyền các cấp ép chúng ta phải tháo rỡ, di rời thánh giá không? Họ còn “doạ” nếu không tháo rỡ di rời, họ sẽ cho hàng ngàn người về bủa vây khắp đường làng ngõ xóm rồi cưỡng chế cưa thánh giá xuống. Các cụ có giữ được không? Nếu còn ai chưa biết lý do, tôi xin nói ngay để các cụ và quý vị cùng tham khảo :

Trước khi nói cho các cụ lý do tôi cũng nói luôn suy nghĩ của mình : người Đồng Chiêm các cụ hiền nhu bụt, súng ống đạn dược không có việc gì mà phải kéo tới hàng ngàn người về để cưa thánh giá. Để dựng chỉ cần vài trăm người cả đàn bà con gái mà còn thành, đằng này phá. Hàng ngàn người về như thế e rằng tốn phí quá, chỉ khổ mấy người làm cơm cho các chú xơi thôi! Tôi nghĩ thế còn các cụ nghĩ sao?

Tôi trở lại nói cho các cụ biết lý do tại sao các cấp chính quyền ép các cụ hạ thánh giá xuống, di rời chỗ khác. Họ muốn vậy vì những lý do sau :

1/ Xây dựng thánh giá không xin phép.

Ông bà anh chị em thấy thế nào, còn tôi, tôi thấy nó vô lý làm sao. Đời thuở nhà ai người ta đi dựng thánh giá nơi phần mô cho ông bà tổ tiên lại bắt người ta phải xin phép. Thế thì còn gì là tự do tôn giáo! Cho dù là có phải xin phép thì cũng phải có điều khoản luật nào quy định chứ. Có mấy bác cán bộ nói vì thánh giá to thì phải xin phép. To ư? Mộ tổ nhà người ta to thì người ta phải dựng thánh giá to nó mới cân xứng chứ! Mà có luật nào quy định dựng thánh giá to cỡ nào thì phải xin và nhỏ bao nhiêu thì không phải xin đâu. Nói để các cụ hay, xưa nay chẳng có điều khoản luật nào nói việc dựng thánh giá phải xin phép cả, nhất là lại dựng nơi phần mộ.

2/ Núi Thờ là núi thuộc quốc phòng quản lý.

Quốc phòng quản lý?! Nhà nước ta chẳng lẽ hết đất rồi hay sao mà lại lấy cả nghĩa địa, phần đất linh thiêng để làm căn cứ quốc phòng quân sự ngay giữa thời bình này thế? Mà hơn nữa Đồng Chiêm có phải là đất biên giới đâu kia chư! Nếu là nơi quốc phòng quản lý thì người Đồng Chiêm chưa bao giờ có nghĩa địa để an táng những người qua đời? Thật tội cho người Đồng Chiêm, sống đã chẳng có ruộng mà cấy mà cầy, có mấy cái núi đá thì “người ta” đã lấy bán tả bán hữu hết mà chẳng biết tiền vào túi ai; đến lúc chết cũng chẳng có chỗ mà chôn, phải đi chôn nhờ chôn gửi… nơi mảnh đất “quốc phòng quản lý”. Tổ tiên các cụ nằm đó chẳng biết có được yên không hay nay mai lại bị mìn nổ trốc tận ván đáy. Không may phải cụ nào thì cụ cũng vui lòng lên ôtô tải để các bác tài mang đi trải đường lấp hố…! Vì mục đích phát triển của đất nước, các cụ thông cảm nhé! Nghĩ mà xót xa! Hương hoả của các cụ để cho thời chiến còn giữ được, thời bình chẳng lẽ lại bị… “lấy mất” hay sao? Hỏi Người Đồng Chiên có biết có hay!

Mà cũng lạ, nói Núi Thờ là núi quốc phòng quản lý mà làng Đồng Chiêm từ lớn chí bé, từ già chí trẻ chẳng ai hay ai biết, chính quyền cũng không biết, mãi tới lúc bà con chúng ta dựng xong cây thánh giá rồi, những người nhân danh là người quản lý quốc phòng mới nói cho bà con Đồng Chiêm núi đó là núi của quốc phòng, xưa nay chúng tôi để cho bà con mượn thôi. Lúc đó bà con mới biết mới hay, còn xưa nay vẫn “tưởng” là núi “nhà mình”, chết thật! Sao lại có sự lầm lẫn đến thế? Sao mà người Đồng Chiêm các cụ tốt lành đến vậy, của “người ta” mà cứ tưởng của mình. Các cụ làm gì có nghĩa địa!

3/ Xây dựng ngoài khuôn viên nhà thờ.

Đúng rồi, nghia địa mà lại nằm trong khuôn viên nhà thờ thì thật là bất tiện, mất vệ sinh nữa. Chính vì thế mà các cụ rất khôn ngoan đem an táng người qua đời ra xa khu dân cư sinh sống để tránh đi những phiền toái, lại hợp vệ sinh. Vậy nên thánh giá nghĩa địa phải ở ngoài khu vực nội tự là phải, có gì mà phải bàn. Nghĩa địa ở đâu thì thánh giá nghĩa địa ở đó, nghĩa địa ở trên núi, thì thánh giá nghĩa địa phải ở trên núi, điều đó có gì là vô lý?!

Để khép lại cuộc gặp gỡ các cụ già lành chúng tôi hỏi:

Chúng tôi xin hỏi thêm các cụ một câu nữa, theo các cụ, các cụ thấy việc làng mình dựng thánh giá ở nghĩa địa Núi Thờ là đúng hay sai pháp luật, có phải xin phép không? và nếu cụ nào nói sai thì phải giải quyết thế nào?

- Việc dựng cây thánh giá ở nghĩa địa Núi Thờ thôn Đồng Chiêm không có gì là sai so với pháp luật hiện hành và chúng tôi cũng chẳng phải xin phép, tháo rỡ di rời gì cả, trừ phi luật pháp quy định người Công Giáo khi xây mồ xây mả cho tổ tiên mà có dựng thánh giá thì phải xin phép.

- Còn việc chính quyền nói là khu quản lý của quốc phòng, chúng tôi cũng biết vậy bởi vì chúng tôi chẳng thấy có dấu gì để biết Núi Thờ Đồng Chiêm là khu quản lý của quốc phòng. Cho đến bây giờ người Đồng Chiêm chúng tôi vẫn coi núi đó là phần đất hương hoả mà cha ông chúng tôi để lại, là nơi thiêng thánh vì nơi đó là nơi an giấc của tổ tiên chúng tôi.

- Nếu vì an ninh quốc gia và khu vực, chúng ta sẽ tôn trọng vì “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”. Đến lúc đo nhà thờ có khi còn phải hy sinh huống hồ là nghĩa địa.

Chào các cụ già làng chúng tôi đến với các linh mục. Qua trao đổi, các linh mục cho chúng tôi hay :

- Thánh giá là biểu tượng niềm tin rất lâu đời và quen thuộc của người Kitô nói chung và người Công Giáo nói riêng. Thánh giá mà được đặt ở nơi thánh thiêng như nhà thờ, nghĩa địa (vườn thánh) thì lại càng có giá trị thiêng liêng và tâm linh. Nếu phải nói gì về thánh giá nhất là thánh giá nghĩa địa Thôn Đồng Chiêm thì các linh mục Đồng Chiêm chỉ có một quan điểm nhất quán là việc giáo dân Đồng Chiêm dựng cây thánh giá ở nghĩa địa là chính đáng, phải đạo. Các linh mục hoàn toàn ủng hộ bổn đạo trong việc làm đẹp lên cũng như duy trì bảo tồn thánh giá đó. Nếu cá nhân, tập thể, đảng phái nào xúc phạm, xâm hại đến thánh giá thì các linh mục sẽ cùng với bổn đạo của mình bảo sẽ bảo vệ biểu tượng niềm tin đó bằng bất cứ giá nào. Còn nếu ai cố tình mời gọi, cộng tác, tạo điều kiện, thuyết phục bà con phá rỡ, đạp đổ biểu tượng niềm tin là cây thánh giá đó thì phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Nếu ai thấy một ai đó công khai phá rỡ bất cứ thánh giá nào nhất là thánh giá nghĩa địa Đồng Chiêm vừa mới xây dựng mà không lên tiếng hoặc tìm cách cản ngăn thì người đó cũng phải chịu trách nhiệm về hành động của mình.

- Các ngài còn cho biết thêm, các ngài sẽ không bao giờ đồng ý để bổn đạo của mình dẫm đạp lên biểu tượng niềm tin là thánh giá, bằng cách đồng ý cho bà con giáo dân Đồng Chiêm tháo rỡ, di rời thánh giá nghĩa địa đi nơi khác cho dù phải chịu thiệt thòi cách này cách khác.

Xin Chúa chúc lành cho ý định của linh mục cũng như giáo dân xứ Đồng Chiêm!

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010


web statistic

9 nhận xét:

  1. Nặc danh11/1/10 09:33

    giáo xứ đồng chiêm làm thế là sai hoàn toàn rồi còn kêu ca gì nữa,ai cho đem thánh giá lên núi để,thánh giá thì phải để ở giáo đường,giáo xứ,thật tùy tiện

    Trả lờiXóa
  2. Nặc danh11/1/10 09:57

    "sai hoan toan,tuy tien " dung la dau oc ngu xuan.co giam pha tac ca thanh gia da dung len trong nuoc VN tu bac vao nam khong? nhung noi du lich de thau Dola vao tui cua bon cam quyen khong? hay chi danh cho nhung noi heo lanh,thoi dai bay gio khong con bung bit duoc nua dau.

    Trả lờiXóa
  3. Xin được đặt câu hỏi cho ông chủ tịch UBND xã An Phú về việc xây dựng Thánh Giá trái pháp luật theo ông nói thì điều khoản nào trong luật của nhà nước thế? Mà nếu có là sai pháp luật thì các ông đã thực hiện đúng pháp luật khi tháo dỡ Thánh Giá của chúng tôi chưa? Phải chăng ông cho rằng người dân chúng tôi cướp đất của nhà nước để tư lợi việc riêng?

    (do Tumasic trích đăng để rộng đường dư luận)

    Trả lờiXóa
  4. Tôi tự hỏi không biết Đúng/Sai có phải do chính quyền quyết định hay không? Họ có quyền mà. Và trong công văn gửi giáo xứ cũng như cảnh cáo linh mục chánh xứ cũng thể hiện rõ điều đó.

    Trả lờiXóa
  5. NHẬN XÉT VỀ VĂN THƯ CỦA UBND XÃ AN PHÚ VÀ HUYỆN MỸ ĐỨC – HÀ NỘI

    Chưa sám hối trước tội ác tày đình của mình qua vụ phá Thánh giá trên đỉnh Núi Thờ và đánh trọng thương giáo dân xứ Đồng Chiêm vào sáng sớm ngày 06/01/2010, chính quyền Hà Nội còn cố chấp đến độ ngông cuồng khi gửi tiếp hai văn thư cho giáo dân Đồng Chiêm và linh mục chính xứ Nguyễn Văn Hữu. Dưới đây là một số nhận xét về hai văn thư này:

    1. Chủ tịch UBND xã An Phú (huyện Mỹ Đức) đã gửi thông báo quy chụp giáo dân Đồng Chiêm vi phạm pháp luật qua văn thư 01-TB/UBND ngày 08/01/2010.

    Cấu trúc văn thư này cũng giống hệt các văn thư từ xưa tới nay của chính quyền gửi cho giáo dân hay chức sắc tôn giáo. Phần thứ nhất luôn luôn là kể lể “công trạng”. Văn thư 01-TB/UBND viết rằng đảng và nhà nước rất quan tâm chăm lo cho dân, đầu tư nhiều tỷ đồng, vốn đầu tư chiếm 30-35% tổng kinh phí… Nhưng thật ra có đúng như vậy không? Tiền đầu tư (nếu có) có phải là tiền lấy từ túi riêng của các đảng viên cộng sản hay của các cán bộ nhà nước không? Hay tiền ấy chính là tiền đóng thuế của dân?...

    Văn thư 01-TB/UBND viết tiếp “…ngày 06/01/2010 cán bộ nhân dân thôn Đồng Chiêm và xã An Phú đã tổ chức tháo dỡ cây thánh giá trên đỉnh núi Chẽ…”. Điều này mâu thuẫn với lời xác nhận của ông bí thư chi bộ thôn Đồng Chiêm trước mặt các giáo dân và có cả giấy trắng mực đen. Chính quyền Hà Nội đã cố chấp lại còn gian dối! Chính quyền cấp thôn và cấp xã mà được trang bị quy mô và đông đảo như thấy trong các hình ảnh do giáo dân chụp được sao?

    Có lẽ nằm trong kế hoạch đánh phá tôn giáo, nên sau đó một ngày…

    Trả lờiXóa
  6. 2. Ngày 09/01/2010, ông Lê Văn Sang, chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức đã gửi văn thư 04/TB-UBND để cảnh cáo linh mục Nguyễn Văn Hữu, giống như chính quyền Hà Nội năm ngoái đã gửi văn thư cảnh cáo Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt.

    Cũng với cấu trúc văn bản của các cấp chính quyền từ trên xuống dưới, văn thư 04/TB-UBND mở đầu bằng việc “kể công”: các cấp chính quyền thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (đường, điện, trường, nhà văn hóa…)…”. Thử hỏi những thứ ấy được làm bằng tiền của ai? Không biết đến bao giờ chính quyền cộng sản mới bỏ đi cái thói “vơ vào mình những cái không phải của mình”?

    Đặc biệt hơn văn thư 01-TB/UBND của UBND xã An Phú, văn thư 04/TB-UBND còn có thêm cái khoản là chính quyền chỉ định công việc cho linh mục Nguyễn Văn Hữu. Văn thư 04/TB-UBND viết ở đoạn thứ hai: “hy vọng (linh mục Hữu) cùng với chính quyền địa phương… giúp dân ổn định về chính trị, vững mạnh về kinh tế. Thế nhưng… ông không làm tròn bổn phận”. Thế nghĩa là linh mục Hữu phải có bổn phận (do chính quyền cộng sản giao cho) là giúp dân ổn định về chính trị. Điều này mâu thuẫn với lập trường của chính quyền Hà Nội qua thư gửi linh mục Giám tỉnh DCCT hồi tháng 10/2009 và chính quyền quận 3, Sài Gòn cũng gửi cho ngài ngày 28/12/2009 quy chụp các linh mục DCCT “xen vào chuyện chính trị”. Nói như ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay: tui mà hiểu được quan điểm của nhà cầm quyền Việt Nam là ‘chết liền’ đó!

    Vui hơn nữa, văn thư 04/TB-UBND của ông chủ tịch huyện Mỹ Đức, Lê Văn Sang, có tới ba lỗi chính tả khi viết ‘giao giảng’ (đoạn thứ ba), ‘tháo rỡ’ và ‘xúi rục’ (đoạn thứ năm).

    Văn thư 04/TB-UBND còn cho thấy chính quyền Hà Nội sau khi đánh giáo dân trọng thương xong thì gửi giấy mời linh mục Nguyễn Văn Hữu lên UBND huyện để “bàn biện pháp ổn định tình hình ở địa phương”. Cái này là “chơi cha” người ta mất rồi! Linh mục Hữu không nhận giấy mời thì bị quy chụp tội “chống đối chính quyền nhân dân”. UBND huyện Mỹ Đức “hơi bị tự tin” khi tự nhận mình là “chính quyền nhân dân”. Cái mỹ từ ấy ngày nay chẳng còn lừa dối ai được nữa rồi…

    Cuối cùng, ông chủ tịch huyện Mỹ Đức yêu cầu linh mục Hữu: ‘Dừng ngay các hành vi vi phạm pháp luật chống chính quyền nhân dân, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật’. Chủ tịch UBND huyện kết tội linh mục Hữu như thế là hỗn, vì ông dám qua mặt cả tòa án và ngồi xổm trên luật pháp Việt Nam: không ai được coi là có tội khi chưa có kết luận của tòa án.

    Hai cơ quan cấp dưới của chính quyền Hà Nội là UBND xã An Phú và UBND huyện Mỹ Đức đang vi phạm pháp luật một cách công khai khi gửi đi hai văn thư trên. Nói cho cùng, họ cũng chỉ làm theo sự chỉ đạo từ đâu đó và của ai đó mà thôi.

    (Do Tumasic đăng lại từ trang Dòng Chúa Cứu Thế VN)

    Trả lờiXóa
  7. Vài nhận định về văn thư của ông chủ tịch UBND xã An Phú

    * Điều đầu tiên: Xin được đặt câu hỏi cho ông chủ tịch UBND xã An Phú về việc xây dựng Thánh Giá trái pháp luật theo ông nói thì điều khoản nào trong luật của nhà nước thế? Mà nếu có là sai pháp luật thì các ông đã thực hiện đúng pháp luật khi tháo dỡ Thánh Giá của chúng tôi chưa? Phải chăng ông cho rằng người dân chúng tôi cướp đất của nhà nước để tư lợi việc riêng?
    * Điều thứ hai: Việc chính sách của nhà nước dành cho thôn Đồng Chiêm có là bao nhiêu thì đó là trách nhiệm của chính phủ đối với dân, vì tiền đó là tiền thuế của dân. Việc này không hề ảnh hưởng và liên quan đến việc dựng Thánh Giá, biểu tượng Thánh của người Kitô hữu chúng tôi mà ngay đầu văn bản ông đã phải đề cập đến việc này.
    * Điều thứ Ba: Thưa ông, người Công Giáo chúng tôi yêu mến và muốn thể hiện lòng tôn sùng Thánh giá Chúa nên chúng tôi mới thực hiện việc dựng Thánh Giá để tôn thờ. Không lý nào việc làm này lại song song với việc “đại đa số giáo dân Đồng Chiêm đồng tình ủng hộ việc phải tự sửa sai chính là việc tháo dỡ cây thánh giá” như trong thông báo ông đề ra, để rồi chính chúng tôi lại trở thành những nạn nhân của cuộc đàn áp đánh người do các ông gây nên.
    * Điều thứ tư: Nói thẳng, nói thật với ông, hành động và thời điểm tháo dỡ Thánh Giá của các “cán bộ” nhà nước như các ông là một việc làm vô nhân, của những kẻ “ngủ ngày ăn đêm” mà thôi. Hành động đánh đập người dân mình mà ông vừa nói là “đảng và nhà nước quan tâm đến dân” đây có được cho là hành vi những người có nhận thức không thưa ông? Hãy xem lại chính các ông chứ đừng vội qui chụp cho chúng tôi là những người không có nhận thức như trong văn bản của ông.
    * Điều cuối cùng : xin được khẳng định lại với ông chủ tịch rằng, việc dựng Thánh Giá là việc làm thể hiện lòng tôn sùng yêu mến Chúa của người Công Giáo chúng tôi chứ không hề là việc làm chống đối nhà nước như các ông đã vu cáo chúng tôi như trong thông báo của ông. Chúng tôi chỉ mong muốn bình yên hằng ngày trong việc ca ngợi Chúa của chúng tôi, Thiên Chúa của sự thật, công bằng và yêu thương mà thôi thưa ông. Các ông có tháo dỡ Thánh Giá bằng gỗ hay bằng xi măng… thì các ông không thể nào tháo dỡ được Thánh Giá kiên cố trong lòng mỗi người KITÔ HỮU chúng tôi đâu thưa ông chủ tịch xã An Phú.

    (Đăng lại từ trang DCCTvn)

    Trả lờiXóa
  8. Song tren doi la de yeu nhau, Vay thoi. Mot dieu dang noi laf cong van cua chu tich UBND huyen My duc sai nhieu loi chinh ta qua. Chac trinh do cua Ong nay chua het lop 7 roi.

    Trả lờiXóa
  9. Ong chu tich UBND Huyen my duc khong co trinh do van hoa roi.Gui mot cong van ca nuoc biet ma sai loi chinh ta tran trong qua! De nghi ong nghi viec thoi.Doc ma thay coi thuong Ong qua.

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)