Theo đó, các mức án lần lượt dành cho các bị cáo như sau:
Lê Công Định: 5 năm tù giam (3 năm quản chế) tội "Họat động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Trần Huỳnh Duy Thức: 16 năm tù giam (5 năm quản chế) "Họat động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Nguyễn Tiến Trung: 7 năm tù giam (3 năm quản chế) "Họat động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân"
Lê Thăng Long: 5 năm tù giam tội "Âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân"
Họ nói rằng đó là mức án quá nặng với các nhà đấu tranh dân chủ này và chê trách tư pháp Việt Nam sao quá chán. Tuy nhiên, cũng có một số blogger nói rằng "Để xem CSVN có sống thêm nổi 16 năm nữa hay không?".
Đó là những lời nói làm tôi nghẹn lòng. Và quả thực, những triết lý ẩn sâu trong đó rất đúng."Nặng gì mà nặng. Vậy là quá nhẹ. Bởi vì họ sẽ không phải ở tù nữa đâu. 1,2 năm nữa thôi, chế độ này sẽ khủng hoảng. Một khi chế độ thay đổi thì họ sẽ được tự do và ai biết đâu họ sẽ được dân tín nhiệm bầu cử vào chức vị này nọ.
Cứ nhìn mà xem, trước khi một chế độ nào thay đổi, thì những chuyện bắt bớ vô lý và liều lĩnh như này càng nhiều, nó báo trước sự đổ vỡ.
Mà những người đấu tranh chính trị như họ, bắt buộc phải đi tù rồi khi mục đích của họ đạt được thì họ sẽ thành công. Bắt bớ, tù đày là chuyện thường. Đến Bác Hồ còn đi tù bao nhiêu lâu ở Trung Quốc cơ mà."
Xin nhìn lại, các nhà đấu tranh dân chủ kia toàn là các nhà trí thức của xã hội. Anh Nguyễn Tiến Trung là thạc sĩ tin học lấy bằng tại Pháp, chú Lê Công Định là một luật sư, tốt nghiệp đại học Luật, bác Lê Thăng Long và bác Trần Huỳnh Duy Thức là những doanh nhân, nhưng nghiên cứu sâu về môn Thái Ất Thần Kinh để hiểu và dịch "Sấm Trạng Trình" của Nguyễn Bỉnh Khiêm từ vài thế kỉ truớc (Sấm Trạng Trình rất khó hiểu, chưa ai có thể hiểu được nó, nhưng hai doanh nhân này cùng một số cộng sự đã giải thích, đã hiểu được một phần và lấy đó làm niềm tin cho cuộc đấu tranh của mình).
Có thể nói, họ là những trí thức giỏi của xã hội, là hiền tài của quốc gia.
Thân Nhân Trung đã có câu nói nổi tiếng cho tới tận bây giờ :"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn."
Ngẫm câu nói ấy với hiện tình, thì lời ông bạn tôi nói trên có sai đâu. Những hiền tài của quốc gia, là bốn nhà đấu tranh dân chủ kia, họ đưa ra những lý thuyết, họ hành động để yêu cần một nền dân chủ - điều mà Nhà nước cũng nêu ra "Công bằng-dân chủ-văn minh" nhưng chưa thực hiện triệt để, bằng trí tuệ, tài năng của mình thì lại bị kết án tù, bị cáo buộc là "lật đổ chính quyền". Như thế thì có nhân tài nào dám ra giúp nước nữa? Vậy thì nguyên khí quốc gia ắt suy kiệt, dẫn tới sự khánh kiệt của quốc gia.
Nhưng, họ chỉ bị kết án, bị giam cầm trong một khoảng thời gian, vẫn còn những người tự do bên ngoài, vẫn còn những người cùng chí với họ, kiên cường hành động. Chính những người này sẽ đổi mới quốc gia, cải cách chế độ, đem lại cuộc sống mới tốt đẹp hơn cho dân tộc, một thể chế DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC.
Tuy nhiên, trong khi đó, chính quyền vẫn tiếp tục muốn duy trì chế độ ĐỘC ĐẢNG độc tài, chỉ Đảng lãnh đạo triệt để moi mặt đất nước. Vậy thì những người muốn duy trì điều ấy, bộ máy duy trì điều ấy ắt phải suy vong khi gặp phải sự phản đối của trí thức, của dân tộc. Có trí thức nào, có người dân nào lại muốn mình bị cai trị bởi một chế độ độc tài bao giờ không? Không. Con người luôn luôn mưu cầu hạnh phúc, mưu cầu tự do, những điều mà một chế độ độc tài sẽ không thể đem lại. Như vậy, chế độ ắt hẳn sẽ bị diệt vong. Cái cũ sụp đổ, cái mới sẽ lên. Đó là điều tất yếu. Và khi một chế độ, một thể chế mới lên điều hành đất nước, được nhân dân ủng hộ (bởi đó là điều nhân dân mong muốn, họ không muốn bị cai trị bởi thể chế độc tài độc đoán), thì no ắt tốt đẹp hơn cái thiết chế cũ kia.
Ai mà biết được?
Có ai đi thống kê trong dân bây giờ, lòng dân ủng hộ ai, muốn gì không? Không ai đủ sức cả. Nên sẽ không thể khẳng định là nhân dân muốn gì và sẽ làm gì.
Nhưng, qua việc kết án bốn nhà đấu tranh dân chủ kia, người ta có thể thấy, "nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn" như lời Thân Nhân Trung đã nói.
Thật tiếc cho những nhà lãnh đạo hiện nay, họ đã không mang đến lời nhắc nhở năm xưa của các bậc tiền bối : "Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết"
Vâng. Họ đã không vun trồng, không tưới tắm cho nguyên khí, là những bậc hiền tài, thì họ không xứng đáng lãnh đạo quốc gia, và cái thể chế họ mong muốn sẽ không tồn tại. Đó là điều tất yếu.
© www.TUMASIC.tk 2009-2010

Đã bổ sung thêm 2 video
Trả lờiXóa