Trên ứng dụng Google Maps, đường biên giới (đường màu đen, ảnh trên) đoạn qua Lào Cai chia đôi thành phố này. Trong khi đó, so sánh hình thế các con sông (màu xanh, ảnh trên) ở lớp bản đồ (map) với ảnh vệ tinh (satellite) bên dưới dễ nhận thấy có sự sai lệch rõ ràng.
"Rõ nhất là tại 2 thành phố Lào Cai và Móng Cái, đường biên bị vẽ sai, lấn sâu vào địa phận Việt Nam".
Sai sót này của Google Map đã "khiến" Việt Nam "mất" đi diện tích đất ước tính hàng nghìn kilomet vuông thuộc chủ quyền của mình.
Một bạn đọc trên mạng lấy nickname là "ANNPT" chia sẻ
"Tôi đang làm việc với ứng dụng Google Earth rất nhiều (tương tự Google Maps) và khẳng định rằng đường biên giới của Việt Nam sai hoàn toàn. Thậm chí ranh giới của tỉnh cũng sai. Tuy nhiên các hình ảnh Google cung cấp chụp từ vệ tinh là hoàn toàn chính xác. Còn thông tin đính thêm trên bản đồ thì không thể tin tưởng được. Vì nó mang tỉnh mở, nên ai đính thông tin cũng được."
Theo ông Đỗ Viết Thi, Phó giám đốc Trung tâm biên giới và địa giới từ xưa đường biên giới lịch sử Việt - Trung ở 2 khu vực này dựa theo địa hình, đi theo sông. Bản đồ của 2 nước cũng đều thể hiện giống nhau và không có gì thay đổi. Đường biên đoạn này có từ công ước Pháp - Thanh (cuối thế kỷ 19). Ở Lào Cai, đường biên đi theo sông Hồng, sông Nậm Thi, sông Ba Kết. Còn ở Móng Cái, biên giới theo sông Ka Long, Bắc Luân.
"Đường biên này hơn một thế kỷ nay vẫn thế. Đây là nguồn tài liệu chuẩn xác và có giá trị pháp lý, người vẽ bản đồ có trách nhiệm, không ai không biết điều này", ông Thi nói.
Nguyên nhân của sai sót này được nhận đình là do tỉ lệ bản đồ. Có thể do những người làm bản đồ đã sử dụng bản đồ cỡ nhỏ (tỷ lệ khoảng 1:20.000.000) để phóng lớn.
Bạn Nguyễn Đức Thành kêu gọi
"Tôi được biết Google Maps có cho người xem khả năng chỉnh sửa và đóng góp theo địa danh. Đề nghị nhà nước và cơ quan chức năng về bản đồ, địa lý vận động toàn dân tham gia chỉnh sửa lại Google Maps, Mapedia, YahooMap..."
Đó là một ý kiến rất đáng lưu tâm.
Mặc dù là một bản đồ không có giá trị pháp lý và là ứng dụng để thu thập thông tin, chỉ mang tính chất tham khảo nhưng nó sẽ gây hiểu nhầm đối với những người nước ngoài, thậm chí là những người Việt Nam khi họ không nghiên cứu, tiếp cận đầy đủ với các thông tin về chủ quyền Việt Nam.
Tương tự, vừa qua, Hội địa lý Quốc gia Hoa Kì NGS cũng có những công bố gây hiểu nhầm. Trong bản đồ thế giới của mình, NGS chú thích phía dưới quần đảo Hoàng Sa là "China" nhưng trong bản đồ châu Á, NGS chú thích rõ ràng hơn là "Administered by China (claimed by Vietnam)”-nghĩa là “Do Trung Quốc quản lý (Việt Nam khẳng định chủ quyền)". Hội địa lý này đã bị người Việt Nam từ nhiều quốc gia trên thế giới phản đối, đặc biệt, quỹ Nguyễn Thái Học đã phát động chiến dịch thu thập 10000 chữ ký phản đối và yêu cầu NGS gỡ chữ "China" ra khỏi quần đảo Hoàng Sa.
Vấn đề chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt là những tranh chấp giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một vấn đề rất nhạy cảm ở Việt Nam.
Ông Đặng Thái Sơn, Trưởng phòng biên giới phía bắc (Trung tâm Biên giới và địa giới) cho rằng: "Google Maps là một sản phẩm trên mạng, không chịu sự kiểm soát của quốc gia nào nên không có giá trị gì trong việc giải quyết các vấn đề về biên giới, lãnh thổ. Tuy nhiên, với tính chất phổ cập của Internet, chúng ta cần lưu ý để có những hiểu biết chính xác".
Ngày 18/11/2009, Chính phủ 2 nước cũng đã ký nghị định thư phân giới cắm mốc. Theo lộ trình, sau ngày 30/5, nghị định thư sẽ có hiệu lực và được nộp lên Liên Hợp Quốc.

Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét