14 thg 3, 2010

173.Nghiêm trọng:Bản đồ thế giới ghi chữ "China" ở quần đảo Hoàng Sa. Bonus: Cách kí tên phản đối và yêu cầu bỏ chữ "China' trên bản đồ thế giới do National Geographic Society công bố.

TUMASIC.TK- Một nhóm bản đồ địa lý của Hoa Kì vừa công bố bản đồ thế giới trên trang web của mình. Điều đáng chú ý là đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhóm này ghi trên bản đồ của mình là "Xisha Quandao (Paracel Is.) China" tức là công nhận vùng quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Trung Quốc.


Trang web của National Geographic Society - Nhóm bản đồ địa lý quốc gia Hoa Kì.


Bản đồ thế giới được NGS công bố 3/2010.


Bản đồ của NGS công bố quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp giữa Việt Nam - Trung Quốc là thuộc chủ quyền Trung Quốc.


Tài liệu của Từ điển thế giới cho thấy quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn đang tranh chấp giữ Việt Nam - Trung Quốc.

Hiện nay, rất nhiều người Việt Nam đã bày tỏ sự phản đối và phẫn nộ của mình trước tài liệu được công bố nói trên.

Tổ chức "Nguyen Thai Hoc foundation" tạm dịch là "Quỹ Nguyễn Thái Học" ngay lập tức đã có đơn kiến nghị gửi tới nhóm Bản đồ Hoa Kì này để yêu cầu nhóm này dỡ chữ "China" ra khỏi bản đồ mới công bố. Trên trang Petitions Spot, một nơi để cộng đồng thế giới gửi đi các thư kiến nghị, yêu cầu đối với các chính phủ, tổ chức,... đã có lá thư của Nguyen Thai Hoc foundation.

Nội dung của lá thư như sau
Mr. Chris Jones, Editor in Chief
The National Geographic Society
1145 17th St, NW
Washington, DC 20036-4688
nationalgeographic.com/magazine
pressroom@ngs.org
maps@ngs.org
March 10, 2010
Ref: The petition for removal of the label “China” at the Paracel Islands on NGS’s online world map
Dear Mr. Jones:
We are writing this letter concerning the label “China” at the disputed Paracel Islands on the online world map edition published by the National Geographic Society. (*)

The fact is that the islands located in the South China Sea have never been recognized as part of Chinese territory by the international community.
In this letter, we do not have any ambition to convince you the Paracel Islands belong to a specific country. Instead, we are requesting you to review the current status of the islands based on reliable, third-party source for correctly labeling the islands on your map.
The sovereignty disputes over the islands remain unresolved for nearly a century. Over the years, the United Nations have also received many complaints from Vietnam and China regarding these features. In fact, the latest submissions to the United Nations from these countries happened in May 2009. The United Nations have classified the Paracel Islands as “the disputed islands” and have never confirmed them belong to neither country.
It is no doubt that the National Geographic Society is a trusted and reliable source of important information for many people around the globe, including researchers and young students.
Therefore, in preventing the public from being misled, we call upon you to immediately review and change the label based on the true status of the Paracel Islands to reflect both the point of view of the international community as well as the neutral point of view policy of the National Geographic Society. Thank you.
Sincerely yours,
Your name
(*) Link to the said online world map by National Geographic Society
http://www.natgeomaps.com/world_decorator_zoomify.html?zoomifyImagePath=assets/files/zoomify/re00622077/re00622077_1_img&zoomifyNavigatorVisible=false
USEFUL INFORMATION
1. The International Court of Justice of the United Nations has recorded the Paracel Islands as the disputed islands between Vietnam and China.
http://www.munfw.org/archive/45th/icj.htm

2. On May 6, 2009, Vietnam and Malaysia formally filed a joint submission with the United Nations’ Commissions on the Limits of the Continental Shelf to claim their territorial sea, including the Paracel Islands.
http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS0652009.pdf
3. On 6 August, 1998, at the request of the Government of Viet Nam, the protest was circulated to all States Members of the United Nations.
http://www.rsis.edu.sg/publications/Perspective/RSIS0652009.pdf
Tạm dịch ( bản dịch của anhbasam)
Thưa ông Jones:
Chúng tôi viết thư này liên quan đến chữ “Trung Quốc” trên quần đảo đang tranh chấp Hoàng Sa trong bản đồ thế giới trực tuyến do National Geographic Society đăng tải.
Thực tế là các đảo nằm ở biển Đông chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận như là một phần lãnh thổ Trung Quốc.
Qua bức thư này, chúng tôi không có tham vọng thuyết phục quý vị rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc về một quốc gia cụ thể. Thay vào đó, chúng tôi yêu cầu quý vị xem xét tình trạng hiện tại của những hòn đảo dựa vào các nguồn tin cậy, nguồn thứ ba để đặt tên cho đúng với các hòn đảo trên bản đồ của quý vị.
Những tranh chấp chủ quyền trên các quần đảo này vẫn chưa được giải quyết trong gần một thế kỷ qua. Những năm qua, Liên Hiệp Quốc cũng đã nhận được nhiều đơn kiện từ Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến các các vấn đề này. Trong thực tế, những đệ trình gần đây nhất là tháng 5 năm 2009 đã được các nước này gửi tới Liên Hợp Quốc. Liên Hiệp Quốc đưa quần đảo Hoàng Sa vào diện “quần đảo tranh chấp” và chưa bao giờ xác nhận quần đảo này thuộc về quốc gia nào.
Chắc chắn rằng National Geographic Society là một nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy cho nhiều người trên khắp toàn cầu, kể cả các nhà nghiên cứu và học sinh trẻ tuổi.
Vì vậy, để việc ngăn chặn công chúng nhận thông tin sai lạc, chúng tôi kêu gọi quý vị ngay lập tức xem xét lại và sửa đổi, dựa trên tình trạng thực sự của quần đảo Hoàng Sa để phản ánh cả hai quan điểm của cộng đồng quốc tế cũng như chính sách giữ trung lập của National Geographic Society. Xin cám ơn.
Trân trọng,

Cho đến tối 12/03, theo thống kê của RFA, đã có 1200 người Việt Nam từ nhiều nơi trên thế giới kí tên online vào đơn kiến nghị do quỹ Nguyễn Thái Học soạn mặc dù cho tới lúc đó chính quyền Việt Nam vẫn không có tuyên bố gì.

Trong thời gian đó, Thanh Niên Online là tờ báo "tiên phong" đưa tin phản đối trong giới truyền thông việt Nam.


Cho đến ngày 13/03, phát ngôn nhân Nguyên Phương Nga của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng phản đối.


Nói về vấn đề này, đại sứ Hoa Kì tại Việt Nam nói rằng  “Hội Địa lý quốc gia là một công ty tư nhân và không liên kết gì với Chính phủ Mỹ, do đó các tài liệu do công ty đưa ra không phản ánh chính sách của Chính phủ Mỹ”. Trong vấn đề tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Hoa Kì ở vị trí trung lập.

Blogger với nickname "Mr Do" bày tỏ sự thất vọng của mình.
National Geographic Society được coi là một tổ chức khoa học - giáo dục (lớn và uy tín) hàng đầu thế giới.
Lâu nay tôi rất khoái xem kênh truyền hình của họ.
Nhưng có vẻ như dưới vỏ bọc phi lợi nhuận của mình, tổ chức này đang ăn tiền của Trung Quốc.
Bằng chứng là họ đã cho phát hành bộ bản đồ thế giới với ghi chú Xisha Qundao/Paracel Is. kèm chữ "China" bên dưới.
Ở phần bản đồ thế giới là vậy, còn ở phần bản đồ châu Á thì họ chú là: "Xisha Qundao (Paracel Is.) Administered by China; Claimed by Vietnam" (Tây Sa Quần Đảo - Quần đảo Paracel - Trung Quốc quản lý; Việt Nam đòi chủ quyền). Dù cách này đỡ hơn cách trên kia, nhưng vẫn là không thể chấp nhận được, khi họ sử dụng tên Xisha Qundao làm tên chính, còn Paracel chỉ là chú thích thêm.
Bằng hành động này, tổ chức của Mỹ đã công khai ủng hộ việc dùng vũ lực để chiếm đất của quốc gia khác mà Trung Quốc đã thực hiện.
Bằng hành động này, tổ chức của Mỹ đã tự dẫm nát uy tín của họ.
(Tôi đã liên hệ với National Geographic Society để hỏi về vấn đề này. Tôi cũng đã liên hệ với ông Mark Valencia để hỏi về việc tại sao ông ta dùng định danh Nansha để gọi Spratlys/Trường Sa trong một bài viết trên tờ Taiwan Review (tháng 3.2010). Ông này là một người tôi ngưỡng mộ trong vấn đề Biển Đông nhưng không hiểu sao lại dùng một cái tên pro-Taipei trong một tạp chí tiếng Anh như thế! Cũng không hiểu sao đột nhiên mấy ông Đài Loan lại gửi cho tôi tạp chí này!)
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, thể hiện sự thiếu hiểu biết và không tìm hiểu rõ thông tin khi công bố thông tin của NGS.

Bonus: Cách kí tên thỉnh nguyện thư phản đối National Geographic Society và yêu cầu dỡ bỏ thông tin sai lạc

Hiện nay, quý vị có thể kí tên thỉnh nguyện thư để yêu cầu dỡ bỏ chữ "China" ra khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ của NGS tại đây.

Nếu gặp trở ngại, xin vui lòng theo hướng dẫn dưới đây.


Nhớ điền thông tin thật của bạn, đây không phải là trò đùa, mà là một vấn đề quốc gia.


Nhập mã xác nhận như hình ở trên, lưu ý có cả dấu hai dấu ". Rồi ấn Submit


Nếu muốn ủng hộ trang Petion thì chọn số tiền ủng hộ. Nếu không, hãy chọn dòng chữ "No thanks, just submit my signature"


Nếu muốn chia sẻ thư này tới bạn bè trên Facebook hay các trang khác, hãy đăng nhập bằng tài khoản dịch vụ đó của quý vị ( trang Petion không lưu giữ và sử dụng mật khẩu bạn cung cấp ).

Nếu không, xin chọn dòng chữ "No thanks, just submit my signature".

Hoặc nếu không thực hiện được, quý vị vui lòng gửi e-mail tới tumasic@gmail.com với nội dung

Họ tên
E-mail
Quốc gia
Lời đề nghị/phản đối/yêu cầu

Blog Tumasic sẽ giúp quý vị kí tên online.

Lưu ý: Phải cung cấp thông tin thật. Petion sẽ không hiển thị thông tin quý vị trừ khi được lệnh công bố bởi Liên Hợp Quốc hay các tổ chức thế giới có thẩm quyền.


Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 




© www.TUMASIC.tk 2009-2010

website page counter



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)