18 thg 3, 2010

181. National Geographic Society tuyên bố Hoàng Sa do Trung Quốc quản lý từ năm 1974

TUMASIC.TK - Trong một bản thông báo mới nhất của hội Địa lý quốc gia Hoa Kì, thì họ công nhận cái tên Tây Sa ( cách gọi của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa ) và đồng thời họ khẳng định rằng mặc dù vẫn còn đang tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc nhưng quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc quản lý.


Thông cáo báo chí của National Geographic Society bằng tiếng Anh.


Thông cáo báo chí của National Geographic Society bằng tiếng Việt. (dịch bằng công cụ Translate của Google)

Họ nói rằng họ đã nhận được những kiến nghị phản đối việc họ để chữ "China" ở dưới quần đảo Hoàng Sa trong bản đồ thế giới mà họ vừa công bố.


National Geographic Society công bố bản đồ thế giới với chữ "China" ở phía dưới quần đảo Hoàng Sa.

Họ nói rằng quần đảo Hoàng Sa chỉ thuộc chủ quyền của Việt Nam trước năm 1974. Sau đó, sau khi hải quân Việt Nam Cộng Hòa ( chính quyền Sài Gòn ) thất thủ trước hải quân Trung Quốc thì quần đảo này thuộc về Trung Quốc. Hiện nay, thì hai nước Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền của mình tại quần đảo này tại Liên Hợp Quốc. Cả hai nước đều đã có báo cáo với Liên Hợp Quốc về các bằng chứng chủ quyền của mình tại đây.


Bản đồ châu Á của NGS với chú thích “Administered by China (claimed by Vietnam)” -
nghĩa là “Do Trung Quốc quản lý (Việt Nam khẳng định chủ quyền) (ảnh Người Việt)

Bà Beidel, tùy viên báo chí cho phân bộ bản đồ của National Geographic, giải thích sự khác nhau giữa hai bản đồ này: Bản đồ Châu Á “là một bản đồ khác, vẽ với tỷ lệ khác, cho phép có được nhiều chi tiết hơn.”

Theo nhật báo Người Việt, National Geographic Society (NGS) thừa nhận gây “ngộ nhận” và “hiểu sai” khi dùng nhãn “China” gắn với tên “Tây Sa” để nói về quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ do tổ chức này phát hành, theo thông cáo báo chí đưa ra hôm Thứ Ba.

Thông cáo báo chí viết, rằng họ “đã duyệt xét lại cẩn thận vấn đề” và công nhận là dùng danh xưng của Trung Quốc, gắn với chữ “China” mà không có thêm giải thích gì thì có thể đưa tới “ngộ nhận và hiểu sai.” Trong tương lai, NGS sẽ xét tới việc ghi chú thích chi tiết hơn, hoặc không ghi chú thích về chủ quyền quần đảo này.

Bà Cindy Beidel, tùy viên báo chí cho phân bộ bản đồ hội National Geographic, nói với Người Việt, rằng chính sách vẽ bản đồ (Map Policy) của NGS là dựa trên nguyên tắc “phi chính trị, tham khảo nhiều nguồn xác đáng, và ra quyết định độc lập dựa trên nghiên cứu sâu rộng.”

Nguyên tắc vẽ bản đồ như vậy, NGS viết, là “chủ trương nhất quán và chính xác được duy trì qua suốt lịch sử 122 năm.”

Tổ chức này cũng khẳng định trong văn bản gởi ra, là “không tìm cách giải quyết hay đứng về phía nào trong sự tranh chấp lãnh thổ và danh xưng, mà chỉ theo đuổi quan điểm thực tiễn, là trình bày cho độc giả những phán đoán hợp lý nhất về thực trạng của một hoàn cảnh.”

Theo nghĩa này, quần đảo Hoàng Sa, với tên gọi “đã thành truyền thống” Paracel Islands, “do chính quyền Trung Quốc chiếm giữ và quản lý từ năm 1974, và do đó tổ chức chúng tôi dùng tên Xisha Qundao (quần đảo Tây Sa) làm danh xưng chính.” Chọn danh xưng như vậy là “chính sách về bản đồ” của NGS.

Tuy nhiên, tổ chức NGS cũng khẳng định, là với các bản đồ địa phương và những bản đồ có tỷ lệ xích đủ lớn, họ “công nhận và ghi tên gọi của Việt Nam là Hoàng Sa cũng như tên Paracel Islands, đồng thời có ghi chú là mặc dầu Trung Quốc chiếm đóng và quản trị quần đảo, Việt Nam vẫn đòi hỏi chủ quyền của mình tại đây.”

NGS cũng đưa ra một ví dụ tương tự. Đó là trường hợp tranh chấp giữa Anh Quốc và Argentina trên quần đảo Falklands (theo cách gọi của người Anh), hay Malvinas (theo cách gọi của Argentina). “Quần đảo Falklands tức Islas Malvinas,” bà đưa thí dụ. Trong bản đồ lớn, chú thích ghi “Administered by United Kingdom (claimed by Argentina)” nhưng trong bản đồ nhỏ thì viết “United Kingdom” mà thôi.

Bản đồ đang gây tranh cãi là bản đồ thế giới, với tỷ lệ xích nhỏ hơn, do đó, theo NGS, “khó có thể cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về một lãnh thổ nhỏ bé, như Paracel Islands.”

Những tranh cãi hiện nay về bản đồ của NGS cũng có thể khiến tổ chức này thay đổi chính sách ghi chú chủ quyền trong các ấn bản tương lai. NGS nói rằng, trong tương lại, họ “sẽ thêm những lời dẫn giải, hoặc là không ghi danh xưng nào hết,” và “hy vọng rằng điều này sẽ diễn tả được sáng tỏ hơn thực trạng đã trình bày ở những bản đồ khác, đủ chi tiết hơn.”

Khi được hỏi về phản ứng của Bộ Ngoại Giáo Việt Nam, NGS chp biết họ không hề biết vì trên trang web của Bộ Ngoại Giao Việt Nam không có bản tiếng Anh lời tuyên bố này.


Đại sứ quán Việt Nam tại Hoa Kì cũng không có thông tin gì với NGS lúc đó kể cả khi bà Nguyễn Phương Nga ra lời phát ngôn nói trên.

NGS đã có thảo luận với Đại Sứ Quán Việt Nam về vấn đề này.

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic
© www.TUMASIC.tk 2009-2010



web stats script




1 nhận xét:

  1. Nặc danh19/3/10 14:55

    "Ung ho 4tot,ung ho 16chu vang.
    VIET NAM QUAN LY HOANG SA va TRUONG SA".

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)