3 thg 3, 2010

162. Việt Nam đồng ý cho Nga xây nhà máy hạt nhân nguyên tử để mua được 6 tàu ngầm

TUMASIC.TK- Một nguồn tin không chính thức cho hay, để mua 6 tầu ngầm trang bị vũ khí quân sự, Việt Nam đã "chấp nhận" cho Nga xây dựng nhà máy hạt nhân nguyên tử tại lãnh thổ Việt Nam.

Nghi vấn này được đưa ra trong một bản tin về việc thủ tướng Nhật đang vận động trực tiếp với Hà Nội với hy vọng Nhật được dành cho dự án xây dựng lò điện nguyên tử khác sau này.

Trước đó, bản tin của BBC về việc Việt Nam mua 12 máy bay tiêm kích và xúc tiến kí hợp đồng 6 tàu ngầm kilô với Nga cũng nói "Mới đây cũng có nguồn tin nói Việt Nam không tiếp tục hợp đồng vì chi phí "quá tốn kém". Trị giá của sáu tàu ngầm có thể lên tới gần hai tỷ đôla. Tuy nhiên tường trình mới nhất của tờ Vedomosti cho thấy có thể quá trình thương lượng về tàu ngầm giữa hai bên vẫn còn đang tiếp tục."

Rất có thể, thương lượng này chính là việc "đồng ý" cho Nga xây dựng nhà máy nguyên tử trên lãnh thổ Viêt Nam, mà nguồn tin nói trên đề đề cập đến.


Mua 6 tàu ngầm quá tốn nên từng có ý định bỏ dự định, rồi sau đó lại "thương lượng"

Theo bản tin báo Yomiuri Shimbun hôm 27 tháng 2, chính Thủ Tướng Nhật Yukio Hatayama dự trù viết bức thư riêng gửi cho Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Suốt từ nhiều năm nay, Nhật Bản đã lập giúp kế hoạch nghiên cứu khả thi và cố gắng vận động để xây dựng lò điện nguyên tử cho Việt Nam, từ cung cấp vốn tài trợ, xây dựng đến huấn luyện chuyên viên.

Kỹ thuật điện năng nguyên tử của Nhật tối tân và an toàn hàng đầu thế giới vì Nhật là nước đối diện thường xuyên với động đất, xây dựng với tiêu chuẩn bảo đảm tối đa có thể được.

Trong số cường quốc có kỹ nghệ điện năng nguyên tử, Nga là nước có thể bị coi là kỹ thuật lạc hậu và kém an toàn nhất. Tuy nhiên, Hà Nội đã chọn Nga để xây dựng hai lò điện nguyên tử đầu tiên ở Ninh Thuận khiến người ta phải đặt dấu hỏi tại sao.

Ngày 9 tháng 2, 2010, báo tài chính Nikkei của Nhật cho hay công ty năng lượng nguyên tử của Nga Rosatom đã ký với tổng công ty điện quốc doanh EVN bản thỏa ước hợp tác xây lò điện nguyên tử đầu tiên cho Việt Nam.

“Dường như người Nga đã áp lực được việc này trong khung cảnh của sự hợp tác chiến lược rộng rãi hơn.” Một nguồn tin trong kỹ nghệ điện năng nguyên tử nói với Nikkei như vậy. Nay thì báo Yomiuri Shimbun nói rõ hơn.

“Một nguồn tin trong chính phủ Nhật cho biết chính phủ Nga có thể đã hứa hẹn trợ giúp quân sự để đổi lại, đạt được hợp đồng trước đây” (xây lò điện nguyên tử cho Việt Nam). Báo Yomiuri viết như thế, ám chỉ đến hợp đồng được ký kết khi Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, cầm đầu một phái đoàn đến Nga ký một loạt hợp đồng lớn trong đó nổi bật nhất là hợp đồng mua 6 tàu ngầm hạng Kilo, hợp đồng xây lò điện nguyên tử và hợp đồng mua 12 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2.

Hợp đồng mua 6 tàu ngầm hạng kilo trị giá khoảng 2 tỉ USD bao gồm cả việc huấn luyện sĩ quan và binh lính, thiết lập căn cứ và cơ sở đồn trú, viễn thông chỉ huy, bảo trì, sửa chữa cho tàu ngầm ở Cam Ranh.

Dự án hai lò điện nguyên tử ký với Nga với tốn phí lên khoảng 15 tỉ USD, dự trù sẽ bắt đầu hoạt động vào năm 2020. Tuy nhiên, tốn kém xây dựng và vật liệu sẽ bị “đội lên” theo thời gian với nhiều yếu tố bất định nên có thể giá thành xây dựng lên gấp nhiều lần. Hệ quả, giá điện bán ra từ các lò điện đó sẽ đắt hơn so với xây các nhà máy nhiệt điện (mà phí tổn xây cất rẻ hơn nhiều).

Khi có tin Nga được hợp đồng xây dựng lò nguyên tử cho Việt Nam, nhiều chuyên viên đã khuyến cáo không có lợi ích kinh tế lại nhiều nguy hiểm cả về an ninh quốc phòng và môi sinh. Nhưng Hà Nội vẫn nín lặng, cho người ta hiểu sẽ không có gì thay đổi khi Bộ Chính Trị đã quyết định tiến tới.

Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên và trước đây, các dự án lập xưởng lọc dầu ở Dung Quất, đập thủy điện tại Sơn La là các thí dụ lớn điển hình.

Theo bản tin báo Yomiuri Shimbun, biết là không thể dành được hợp đồng xây 2 lò điện nguyên tử đầu tiên cho Việt Nam, thủ tướng Nhật muốn dùng vị thế nước cấp viện nhiều nhất cho Việt Nam suốt nhiều năm qua để giành lấy việc xây dựng 2 lò điện nguyên tử kế tiếp cho Việt Nam.

Theo nguồn tin báo Nhật, dự án lò điện nguyên tử xây dựng cho Việt Nam tốn phí khoảng 1 ngàn tỉ yen (khoảng 11.2 tỉ USD) trong đó 700 tỉ yen là tốn phí xây dựng, phần còn lại là bảo trì, huấn luyện chuyên viên và nguyên liệu.

Yomiuri Shimbun nói trong bức thư, thủ tướng Nhật đề nghị Hà Nội bắt đầu thảo luận sớm sủa để sớm thực hiện dự án và chuyển giao công nghệ. Nhật sẽ cho thành lập một công ty tư nhân với sự hợp tác của một số công ty điện của Nhật để hoạt động ở nước ngoài. Sau khi cân nhắc phản ứng từ Hà Nội “Hatoyama muốn lúc đầu nói chuyện bằng điện thoại với Nguyễn Tấn Dũng rồi sau đó cử đặc phái viên đến Hà Nội.” Yomiuri nói.

Nga đã gạt ra ngoài không những Nhật Bản mà còn cả Pháp và nhiều nước khác gồm cả Hoa Kỳ khi dành được hợp đồng xây dựng lò điện nguyên tử đầu tiên cho Việt Nam.

Ngay từ tháng 9, 2007, chính phủ Hoa Kỳ đã ký với Việt Nam một bản hợp đồng hợp tác phát triển nguồn điện hạt nhân. Theo thỏa hiệp, Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam xây dựng một lò điện nguyên tử “an toàn và bảo đảm,” tốn phí lúc đó ước tính lối $4 tỉ USD. Nay thì không thấy ai nói gì đến bản hợp đồng này.

“Kỹ thuật điện nguyên tử Hoa Kỳ thuộc hàng cao nhất thế giới mà cả Nhật và Âu châu đều mua bản quyền phát minh và thực hiện theo,” một chuyên viên người Việt về điện nguyên tử nói với báo Người Việt thời gian gần đây.

Hồi tháng 11, 2006, khi đến Hà Nội tham dự Hội Nghị Thượng Ðỉnh APEC, Tổng Thống Mỹ George W. Bush đã ký một thỏa hiệp mở đường giúp Việt Nam chuyển lò (khảo cứu) nguyên tử ở Ðà Lạt thành một nhà máy với độ sản xuất (uranium) thấp để nhà máy này không thể làm cơ sở chế tạo bom nguyên tử. Với chừng 200 nhân viên, nhà máy Ðà Lạt được dùng làm căn bản sản xuất những chất đồng vị phóng xạ dùng trong lãnh vực khảo cứu và y học.

Nhưng với các nhu cầu cần trang bị quân sự mà các nước khác không cung cấp với các điều kiện dễ dãi từ tài trợ tín dụng đến loại trang bị, Nga đã giành được mối của Việt Nam.

Tin tức báo Nga từng cho hay, vì có thể Việt Nam không nhiều tiền mặt, Nga chỉ sản xuất cho Việt Nam và bắt đầu giao từ năm nay hoặc năm tới mỗi năm 1 chiếc tàu ngầm Kilo thay vì có thể sản xuất nhanh hơn. Nay người ta biết thêm là hợp đồng bán trang bị quân sự dính tới việc xây dựng lò điện nguyên tử. 


Cách đây cũng khá lâu, một tai nạn có một không hai trong lịch sử ngành năng lượng nguyên tử thế giới đã xảy ra ở Nga.

Vào lúc 1 giờ 23 phút ngày 26 tháng 4 năm 1986 tại Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, thuộc nước Cộng hoà Ukraina của Liên Xô cũ đã gặp trục trặc gây nổ và làm rò rỉ các chất phóng xạ ra ngoài môi trường. Tiến sỹ El Baradei, Giám đốc Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA), gọi đây là “một thảm hoạ". Nó làm lay chuyển niềm tin của cả thế giới vào sự an toàn của năng lượng nguyên tử, nguồn năng lượng sạch khổng lồ mà nhân loại hy vọng rằng nhờ đó loài người chẳng bao giờ còn phải lo lắng về sự thiếu hụt năng lượng nữa.

Trước năm 1986 ít người bình thường nghĩ rằng có thể xảy ra sự cố điện hạt nhân.

Vụ tai nạn nổi tiếng thế giới này chỉ khiến 31 người chết. Nhưng thảm hoạ là ở chỗ những vùng đất, khu dân cư xung quanh bị nhiễm xạ nặng nề, mà cho đến ngày nay, ảnh hưởng trực tiếp của việc rò rỉ phóng xạ vẫn còn tiếp diễn.
Toàn bộ 49.360 dân cư của thị trấn xinh đẹp và bất hạnh ấy phải hấp tấp rời bỏ nhà cửa, tài sản của họ trong vòng 36 giờ sau tai nạn. Trong khoảng một vài tháng sau, thêm 67.000 người phải chuyển về chỗ ở mới theo sắp xếp của chính phủ, nâng số cư dân buộc phải ra đi lên 116.360. Nếu kể cả những người tự rời bỏ các vùng lân cận do sợ hãi ảnh hưởng của chất phóng xạ, người ta ước đoán rằng tổng số người ly hương có thể tới khoảng 200.000.


Cũng chưa hết. Cho đến năm 2004 người ta thống kê được ít nhất 1.800 trường hợp trẻ em, ở độ tuổi từ 0 đến 14 lúc tai nạn xảy ra, bị ung thư tuyến giáp trạng. Một tỷ lệ cao hơn đáng kể so với bình thường, vì tuyến giáp của trẻ em dễ nhiễm iôt phóng xạ, tác nhân kích thích ung thư. May sao chưa phát hiện được sự tăng các dạng ung thư khác, ngay cả ở đội ngũ những người làm công việc giải quyết hậu quả của tai nạn.


Có tài liệu cho rằng chỉ khoảng 18.000 km2 đất canh tác bị nhiễm xạ, không được phép canh tác và chừng 35.000 km2 rừng bị ảnh hưởng của chất phóng xạ. Nhưng nhiều chuyên gia và tổ chức bảo vệ môi trường lại khẳng định rằng phải tới 150.000km2 ở Belarus, Nga và Ukraina, tức là gần bằng nửa diện tích nước ta, bị nhiễm xạ. Vùng đất nằm trong khoảng cách 30km từ Nhà máy, tính ra khoảng 3 lần diện tích Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng cấm. Nhiều đột biến đối với động thực vật đã xảy ra sau tai nạn. Lá một số cây thay hình và nhiều động vật sinh ra bị dị dạng.


Khi thảm hoạ xảy ra, trong lò phản ứng số 4 có 200 tấn nhiên liệu urani. Người ta đánh giá rất khác nhau về lượng urani thoát ra khi xẩy ra thảm hoạ. Các nhà đương cục Ukraina quả quyết rằng, các nghiên cứu suốt 15 năm của họ cho thấy 95% nhiên liệu urani vẫn ở lại trong lò phản ứng sau vụ nổ. Nhiều người khác ước đoán lượng nhiên liệu thoát ra nằm trong khoảng 3-20%.

Có thể thấy, nếu thông tin nói trên là thực sự thì một mối hiểm hoạ lớn hơn bao giờ hết đang treo lủng lẳng trên đầu dân tộc Việt Nam. Nếu như Nga là một nước rộng nhất nhì thế giới thì Việt Nam lại không như thế, thậm chí rộng hơn một bang của Nga chút đỉnh, trong khi vùng ảnh hưởng, nếu như việc rò rỉ phóng xạ xảy ra, lại rất lớn lên tới 150000 km2, tức là "gần bằng nửa diện tích nước Việt Nam", trong đó "khoảng cách 30km từ Nhà máy, tính ra khoảng 3 lần diện tích Thủ đô Hà Nội, được coi là vùng cấm".

Cái giá phải trả, nếu đúng như vậy, là quá lớn so với 6 chiếc tàu ngầm quân sự.

Tin liên quan:






Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 
© www.TUMASIC.tk 2009-2010



1 nhận xét:

  1. Nặc danh28/3/10 20:49

    viet nam dua vao nga la hoan toan dung vi xet cho cung nga la cho dua tot nhat de viet nam co the chong lai trung quoc

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)