2 thg 4, 2010

200.Lạng Sơn:Mời Trung Quốc sang dâng hương tưởng niệm các "liệt sĩ" Trung Quốc sang xâm lược Việt Nam năm 1979

TUMASIC.TK- Ngày 26/03, UNBD tỉnh Lạng Sơn đã ra yêu cầu tới huyện Hữu Lũng về việc đón tiếp đoàn đại biểu Trung Quốc sang tham dự lễ dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Trung Quốc trong "Nghĩa trang liệt sĩ người Trung Quốc" vào 5/4 tới, nhằm vào tiết Thanh minh.


Nghĩa trang liệt sĩ Người Trung Quốc tại Lạng Sơn.

Thời gian gần đây, quan hệ giữa Việt Nam - Trung Quốc được nhiều người chú ý sau khi các tin tức động trời như việc một đoàn nghệ thuật Quảng Ninh sang miếu Phục Ba ( tức tướng giặc Mã Viện từng sang cướp nước ta ) tại Quảng Tây, Trung Quốc để "lên đồng" cúng tế linh hồn tướng này cũng như ca ngợi công đức của tướng giặc đó.


Người Việt Nam "lên đồng" thờ lạy tướng giặc Mã Viện từng cướp nước Việt Nam.

Đến nay, sau nhiều ngày tin tức lan đi trên mạng, các cơ quan chức năng Quảng Ninh và Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn không có lên tiếng.

Hay hôm 22/03, hải quân Trung Quốc đã bắt giữ 12 ngư dân Quảng Ngãi và đòi 7000 nhân dân tệ tiền chuộc ( 180 triệu đồng ) khi những người nàu đang đánh bắt cá trên vùng biển khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Dư luận vẫn còn đang tức giận vì những thông tin này thì lại có tin tỉnh Lạng Sơn sẽ mời đoàn đại biểu Trung Quốc để tiến hành tưởng niệm các chiễn sĩ Trung Quốc ở đây. Điều đáng nói là họ sẽ tưởng niệm những người Trung Quốc đã tử trận trong khi sang tấn công Việt Nam ở vùng biên giới năm 1979.


Yêu cầu của UBND tỉnh Lạng Sơn gửi huyện Hữu Lũng được đăng trên website Chính phủ ngày 26/03.

Đó là công văn chỉ đạo số 218 – UBND-KTTH của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạnh Sơn.

Một phóng viên của Đài Á Châu Tự Do nhận xét về nội dung công văn này "ngắn ngủi nhưng có sức công phá lòng dân một cách ghê gớm".

Cùng với dịp Tết Thanh minh 2010, tỉnh Quảng Ninh (tỉnh tiếp giáp với trung Quốc) cũng chỉ đạo Sở Ngoại vụ phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh và Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức thăm viếng nghĩa trang liệt sỹ Trung Quốc tại Cẩm Phả, Quảng Ninh.


Trong bài phân tích của mình, Mặc Lâm đã bày tỏ những nghi ngại của dư luận về việc "Liệu có phải lãnh đạo Lạng Sơn đã bị Trung Quốc mua chuộc trong sự việc này" hay không.

Cách làm việc của UBND tỉnh Lạng Sơn khiến người dân có quyền nghĩ rằng cả Ủy Ban này đã bị Trung Quốc mua chuộc. Mua chuộc lớn nữa là khác vì với trình độ của một chủ tịch cấp tỉnh không thể không nhận biết được vấn đề một cách khái quát để đến nỗi đưa tay đặt bút ký vào một văn bản gây phẫn nộ cho người dân tại tỉnh nhà của ông ta như thế.
Người dân tỉnh Lạng Sơn có quyền đặt câu hỏi rằng không biết trong thời gian chiến tranh biên giới những người đang làm việc trong UBND tỉnh hiện nay đang công tác tại đâu? Tại Liên xô, Đông Đức hay một nước cộng sản nào khác, để đến nỗi họ quên bẵng máu xương người dân cùng chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã đổ ra dưới gót chân của quân Trung Quốc? Trong số những cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn có ai có thân nhân bị quân Trung Quốc hiếp dâm, chặt ngang người, quăng người sống xuống giếng cạn rồi lấp đất lên chôn sống họ hay không?
Xác bộ đội Việt Nam trên chiến trường 1979.
Những người dân có thân nhân bị chết trong chiến tranh biên giới có quyền hỏi rằng: Có ai trong số cán bộ cao cấp của UBND tỉnh Lạng Sơn thấy đau lòng khi nhìn những tấm hình cón sót lại của thời chiến tranh biên giới ghi rõ ràng cảnh tang thương đổ nát sau khi quân Trung Quốc rút đi hay không?







Sau khi quân VN trở về Lạng Sơn. Trung Quốc đã san bằng nơi này.

Và còn nhiều câu hỏi tương tự như thế đang diễn ra trong lòng người dân khi biết đựơc trang web của UBND tỉnh lại đăng công khai những yêu cầu đối với huyện Hữu Lũng rất khó hiểu này.
Cao Bằng, Lạng Sơn và Lào Cai được xem bị tàn phá nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Ngày 17 tháng 2 hàng năm đáng lẽ phải là ngày giỗ tưởng niệm liệt sĩ Việt Nam trên toàn quốc để ghi nhớ lại nỗi phẫn hận của dân tộc trước cuộc chiến mà Trung Quốc phát động, thử hỏi Việt Nam có làm lễ giỗ long trọng cho họ như cách UBND tỉnh Lạng Sơn sắp sửa làm cho liệt sĩ Trung Quốc hay không?
Một nhà ngoại giao kỳ cựu với Trung Quốc chắc phải biết rõ cách hành xử quen thuộc của họ đối với Việt Nam như thế nào.
Có thể UBND tỉnh Lạng Sơn cho rằng lỗi do thư ký đánh máy không ghi rõ là tưởng niệm liệt sĩ trong thời gian nào, lúc ấy câu chất vấn lại hướng về một hướng khác: những nén hương mà Ủy Ban này gọi là “dâng” cho những người Trung Quốc có làm cho oan hồn của những người Việt Nam đã chết đi ngay tại Lạng Sơn nổi giận hay không? Nếu trả lời được câu hỏi này thì UBND tỉnh Lạng Sơn xem như đang làm một việc phải đạo với cả hai đàng, tình đồng chí với Trung Quốc và tình nghĩa đồng đội, đồng bào với chính đất nước của mình.
Còn nếu chưa trả lời được thì người dân vẫn còn nghi ngờ tính chân thật của cả UBND tỉnh Lạng Sơn trong vụ này.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh bày tỏ sự phẫn nộ của ông khi nghe tin tức này "Tôi bảo rằng là đáng nhẽ quên đi cái trận đánh đo là may rồi bởi vì Trung Quốc tự nhiên đánh ta, tàn phá mấy tỉnh biển giới của chúng ta, giết hại bao nhiêu nhân dân của chúng ta. Thế thì họ chết như thế là do họ gây ra. Thế thì bây giờ mình quên cái chuyện đó, không nhắc cái thù mà họ đánh ra thì thôi lại còn tiếp đón để đi tưởng niệm mấy cái anh lính đi sang xâm lược Việt Nam thì là vô lý. Cái việc ấy có thể nói là việc rất không bình thường. Thế mình có cho lính Mỹ sang tưởng niệm lính Mỹ ở Việt Nam không? Tôi thì không nghĩ nhưng mà nếu Trung Ương có chỉ đạo thì tôi cho Trung Ương là sai. Trung Ương quên cái đó, không nhắc lại là may rồi chứ còn đằng này Trung Quốc đánh giết người của ta, chúng ta không nhắc lại, không gây căm thù là may rồi. Thế là hữu nghị lắm rồi nhưng không thể đón tiếp tưởng niệm những người lính xâm lược nước ta được."

Thành viên "sonlam" của diễn đàn Vietland nhắc lại mối căm thù này trong một bài viết của mình

"Trung Quốc chủ tâm gây ra cuộc chiến ngày 17/2/1979. Trung Quốc theo lệnh của Đặng Tiểu Bình, muốn dạy cho Việt Nam một bài học vì đã đưa quân sang xâm lấn Cam-pu-chia. Cuộc chiến gây ra thiệt hại rất nặng cho cả 2 nước. Trung Quốc tổn hại nặng về binh lính (26 ngàn chết, 37 ngàn bị thương và 265 bị bắt làm tù binh), còn Việt Nam bị thiệt hại lớn về sinh mạng, đặc biệt của dân thường (2000 bộ đội và hơn 28 ngàn thường dân chết, 32 ngàn bị thương, 1.638 bị bắt), quân Trung Quốc đã phá tan nhà cửa tại Lào Cai, Đồng Đăng, Lạng Sơn, san bằng bình địa thị xã Cao Bằng trước khi rút và đặc biệt về lãnh thổ thể hiện trong Hiệp ước biên giới Việt Trung ngày 30-12-1999. Thê thảm nhất là ở Bát Xát, Lào Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết chết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Tất cả đều bị kết liễu sinh mạng bằng dao, đa phần bị ném xuống giếng, xác bị chặt ra nhiều khúc. Tuy rút về phía biên giới, Trung Quốc vẫn tiếp tục pháo kích vào làng xóm Việt Nam và chiếm đóng những cao điểm chiến lược vùng biên giới, dẫn đến nhiều xung đột đẫm máu kéo dài tới năm 1988"

Như vậy trong khi người dân Lạng Sơn vẫn còn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất đi đồng bào, mất nhà, mất cửa và tất cả những gì quân Trung Quốc đã gây ra khi xâm lược Việt Nam gần 30 năm về trước thì tỉnh Lạng Sơn lại long trọng tổ chức "Lê dâng hương" tưởng niệm những kẻ đã giày xéo lên mảnh đất dân tộc mình, đánh đập, giết chóc, cưỡng hiếp và làm đủ thứ man rợ với đồng bào mình.

Không những tổ chức buổi lễ gây mất lòng dân thế này, tỉnh Lạng Sơn còn tiếp đón các đại biểu từ Trung Quốc một cách long trọng. Trong khi đó, người Việt Nam khi lên thăm các chiến sĩ Việt Nam đã hi sinh vì dân tộc lại còn bị hạch sách đủ điều.

Còn nhớ năm 1996, khi tôi lên Hà Giang, vào Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và Đồn biên phòng Thanh Thủy nhờ hướng dẫn chỉ nơi em tôi là liệt sĩ Phạm Hữu Tạo chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến 1984, tôi đã được tiếp và chỉ đường như một khách qua đường đến để hỏi thông tin, mặc dũ tôi có đầy đủ giấy giới thiệu và giấy công tác?
Do cách đặt vấn đề, cách chỉ đạo chung chung của công văn trên nên lễ đón tiếp và tưởng niệm này rất dễ gây phản cảm và ảnh hưởng quan hệ chính trị ngoại giao hai nước, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm của các cựu chiến binh Việt Nam…
Nhà văn Phạm Viết Đào.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tranh chấp với Trung Quốc trên cộng đồng quốc tế trong vấn đề chủ quyền tại biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa. Tuy nhiên, việc làm này sẽ thể hiện với cộng đồng quốc tế và dư luận trong nước như thế nào về mong muốn và ý chí bảo vệ độc lập dân tộc của chính quyền và các lãnh đạo Việt Nam.

Trái lại với các hành động được cho là như nhược, yếu hèn đó, người dân Việt Nam luôn luôn khẳng định mạnh mẽ, dõng dạc chủ quyền của dân tộc đối với Trung Quốc.


"Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam. Hoàng Sa Trường Sa không của Trung Quốc" - một xe ba bánh treo khẩu hiệu yêu nước trên đường phố Hà Nội.

Trong những tháng gần đây, người Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ liên tục có những hành động chống sự xâm lược, bá quyền của Trung Quốc đối với biển đảo, lãnh thổ của Việt Nam.

Chính quyền nhìn nhận thế nào về những việc làm trên? Tự soi xét mình, những người lãnh đạo này có xứng đáng với truyền thống đánh giặc, cứu nước của cha ông hơn 4000 năm nay.

Bonus: 
Bộ ảnh về nghĩa trang liệt sĩ nguời Trung Quốc và Bảo tàng Quân sự
Việt Nam nhân dân ghi công
Nhân dân Việt Nam vì liệt sỹ của chúng ta giữ mộ như người 1 nhà
Liệt sỹ vĩnh thùy bất hủ (Liệt sĩ đời đời bất diệt)
Đời đời nhớ ơn liệt sĩ

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic 



© www.TUMASIC.tk 2009-2010

free web site hit counter

7 nhận xét:

  1. Nặc danh5/4/10 10:50

    tôi nhớ không nhầm thì tất cả các chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đều là người dân tộc.Vấn đề không nói là người dân tộc có kiến thức ra sao.thời đại bây giờ kiếm người dân tộc có kiến thức cao không khó.Cái khó là chưa thấy ai nói là không thèm tiền và danh vọng.Vấn đề về cái văn bản của ông chủ tịch tỉnh LS là vấn đề của kiến thức?Vấn đề của tiền bạc?danh vọng? Tôi không hiểu cái đầu ông ta được nhét gì vào.....Thôi để các ông cao hơn ông ta xêm xét vậy

    Trả lờiXóa
  2. Người ta nghi ngờ ông ta bị mua chuộc.

    Trả lờiXóa
  3. Nặc danh7/4/10 21:14

    Những điều này có thật không vậy???Tôi mong có một câu trả lời thỏa đáng từ phía các lãnh đạo???Sao lại có chuyện ngược đời như vậy?????????????

    Trả lờiXóa
  4. Tumasic đã viết thư gửi lãnh đạo Lạng Sơn để xác nhận sự việc. Nghiêm trọng là vậy nhưng 4-5 ngày rồi mà họ không cả trả lời mình.

    Ngay cả sự việc đoàn nghệ thuật Bắc Ninh, đã hơn 1 tuần gửi thư thắc mắc, họ cũng không thèm trả lời.

    ?!!! Chả hiểu sao nữa.

    Tuy nhiên, hiện nay, trên mạng đang có một số 1 ý kiến cho rằng, đây là thông tin giả mạo do chính UBND Lạng Sơn tung ra nhằm một mục đích nào đó.

    Đang chờ xác minh. Khi có tin, sẽ cung cấp tới mọi người.

    Trả lờiXóa
  5. mệt quá mấy ông ơi, làm như các ông không biết có rất nhiều chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam trong cuộc chiến tranh với nước Mỹ, số người TQ hi sinh cũng chả ít hơn 1000 người.
    Thế nên mới có nghĩa trang Liệt sĩ TQ hi sinh trong cuộc chiến chống Mỹ cứu nước của người VN. Chả có liên quan gì đến cuộc chiến năm 79 cả.
    Thật bái khả năng bẻ cong sự thật của các vị

    Trả lờiXóa
  6. @VoiMaMut : Thế Ta và Tàu hợp đồng đánh Mỹ ở Lạng Sơn à ? , sao bạn ngu thế , tớ củng xin nói cho bạn biết , TQ có gửi người sang nhưng chỉ là chuyên gia thôi ( nghe ông tướng Võ Nguyên Giáp nói thì , bọn chuyện gia này không khá khẩm gì mấy đâu ) nếu họ thật sự giỏi về nghệ thuật chiến tranh thì lính của họ đã không chết nhiều như trong trận 1979
    mấy bạn bị CS nhòi sọ rồi thì luôn cố cải chày cải cối , dù rằng sự thật rành rành trước mắt

    Trả lờiXóa
  7. Một số người dân tộc ở lãnh thổ VN gần biên giới TQ thường tự xưng mình là người Hoa (Tàu Nùng)chẳng hạn. Có lẽ vì vậy mà các ông lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn người dân tộc vẫn tưởng mình người Hoa nên phải tôn thờ binh lính TQ chết ở VN là có thể hiểu được.
    Do đó không chừng đến lúc các ông ấy mang nguyên tỉnh Lạng Sơn nhập qua đất Tàu thì khốn lớn.
    Hãy cảnh giác !

    Trả lờiXóa

Petitions by Change.org|Start a Petition »
Kí tên đề nghị Liên Hợp Quốc đổi tên quốc tế của biển Đông từ "biển Nam Trung Hoa" thành "biển Đông Nam Á" trong cách gọi thông thường trên quốc tế.

Thống kê truy cập

Biểu tình:"TRẢ TỰ DO VÔ ĐIỀU KIỆN CHO CÁC NHÀ ĐẤU TRANH DÂN CHỦ"

1. Truyền thông tự do vì con người: Thượng tôn sự thật, Tôn trọng con người, Văn minh - Văn Hoá

2. Giữ gìn màu xanh và an ninh cho Việt Nam

"Gió thổi đốm lửa thành đám lửa; đám lửa thành đám cháy lan tỏa đốt cháy những gì hủ bại, dối trá và đánh bóng những giá trị chân thực. Bạn làm hại nhân dân Việt Nam thì hãy sợ Gió..."

Thông tin, bình luận trên blog Tumasic được tổng hợp, phân tích bởi Blogger Tumasic ( Blogger Gió Wind ) hoặc được đăng lại, trích dẫn từ các nguồn thông tin có ghi kèm theo.

Tumasic không giữ bản quyền bất kì nội dung nào trên blog Tumasic. Mọi người có thể trích đăng lại bất kì thành phần nào trên blog này ở một nơi khác mà không cần hỏi ý kiến, chỉ cần ghi nguồn là "Blog Tumasic" hoặc "Tumasic" hoặc "Blogger Tumasic".

Tumasic có toàn quyền xóa bỏ hay sửa đổi bất cứ nội dung nào theo mong muốn của Tumasic, mong muốn đó phù hợp với các tiêu chí 1. và 2. ở trên.

© Blogger Tumasic 2009-2010

Các địa chỉ truy cập blog Tumasic

www.tumasic.blogspot.com

www.tumasic.tk

www.tumasic.co.cc

Blog chính trị-xã hội...Ra đời ngày 24/11/2009...Bởi Blogger Tumasic © www.TUMASIC.tk 2009-2010

Chân thành cảm ơn Google với dịch vụ Blogspot.com đã cung cấp nguồn lưu trữ cho blog này.

Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các nhà cung cấp tiện ích mà Blog Tumasic đã sử dụng.

Blogger Tumasic!

Liên lạc

E-mail: tumasic@gmail.com

Yahoo: tumasic (lưu ý, chỉ chat, không gửi e-mail tới địa chỉ này)