TUMASIC.TK- Trong khi trên mạng internet, các trang thông tin Việt ngữ ở nước ngoài cũng như các trang blog, website ở Việt Nam không thuộc nhà nước quản lý, tin tức về việc xây dựng 113 cọc tiêu và trạm hải đăng trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa, thuộc biển Đông, nơi mà Trung Quốc và Việt Nam vẫn còn đang tranh chấp trong vấn đề chủ quyền, thì cho tới tận ngày hôm nay, 13 ngày - gần 2 tuần trôi qua, các trang tin tức online cũng như báo giấy ở Việt Nam không hề nhắc tới vấn đề này. Mặc dù, hôm 23/02 vừa qua, trong cuộc gặp gỡ với báo giới, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh "Phải thông tin mạnh hơn về chủ quyền lãnh thổ" và "Cần thông tin nhanh nhạy về chủ quyền đất nước"
Bản tin của Reuters, một hãng thông tấn có trụ sở tại Hoa Kì cho hay "Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng 113 cọc tiêu và hải đăng nhằm xác lập đường lãnh hải ở khu vực vùng biển tranh chấp Đông Trung Hoa"
<p>
Tin tức này lan truyền rộng rãi trên mạng nhưng truyền thông trong nước không hề đăng tải. (Ảnh: Blog Tumasic)Hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc, Tân Hoa Xã, hôm 12/02 cũng đã loan tin "Trung Quốc cũng có kế hoạch xây dựng tương tự đối với quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía đông nam quần đảo Hải Nam"
VOA nhắc lại sự kiện hồi tháng Một năm 2010, trong một cuộc họp báo ở Hà Nội, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, ông Tôn Quốc Tường, nói rằng lãnh đạo Trung Quốc đề xuất ‘gác lại tranh chấp và cùng nhau khai thác’ ở khu vực biển biển Đông.
Reuters nhận định rằng tuyên bố ranh giới lãnh hải của Trung Quốc ở khu vực biển Đông luôn gây ra tranh cãi vì vùng biển nhiều dầu mỏ này là nơi nhiều nước, trong đó có Việt Nam, tuyên bố chủ quyền.
Trong một diễn biến khác, ngày 23/02, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu báo chí, truyền thông Việt Nam "Phải thông tin mạnh hơn về chủ quyền lãnh thổ" và "Cần thông tin nhanh nhạy về chủ quyền đất nước". Tuy nhiên, cho tới nay, cả phía chính quyền Việt Nam cũng như giới truyền thông do nhà nước quản lý không hề đả động tới việc này trong các bản tin của mình.

Thủ tướng nói "Phải thông tin mạnh hơn về chủ quyền lãnh thổ" và "Cần thông tin nhanh nhạy về chủ quyền đất nước" với báo giới trong nước.(Ảnh: blog Tumasic)
Đó là một sự im lặng đáng ngạc nhiên.
Nhà đấu tranh dân chủ Tạ Phong Tấn viết trên blog của bà về sự "điều đáng ngạc nhiên" này như sau "Không biết lực lượng báo chí trong nước hiểu như thế nào về phát biểu của Thủ tướng mà trước thông tin Trung Quốc ngang nhiên cắm cọc tiêu, xây hải đăng để xác định chủ quyền của TQ trên quần đảo Hoàng Sa không thấy đăng lên cho người dân biết, làm như Hoàng Sa là ở tận đẩu tận đâu và của ai ai đấy, chả liên quan gì đến mình hết. Hay là ngoài mặt thì viết như thế chỉ để cho dân chúng trong nước đọc nhằm giải tỏa sì-trét, bên trong còn có sự chỉ đạo ngầm nào chăng, nên hơn 700 tờ báo dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đều im thin thít???"
Trước đó, cùng ngày với thông tin được loan đi từ Tấn Hoa Xã về việc Trung Quốc xây 13 trạm hải đăng làm 'đường ranh giới" trên biển Đông trong khu vực đang tranh chấp với 7 nước khác, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa. Thông tin này cũng không được giới truyền thông "lề phải" của Việt Nam đăng tải.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong những ngày năm mới sắp đến, ngư dân Quảng Ngãi lại tiếp tục bị hải quân Trung Quốc tịch thu tài sản. Những người này cho biết họ lại bị tàu Trung Quốc chặn lại và tịch thu hải sản đánh bắt được gần quần đảo Hoàng Sa ngày 2/2 vừa qua.
Tin liên quan:
Việt Nam mua khinh hạm tàng hình của Liên Bang Nga, Trung Quốc lo ngại về các động thái của Quốc phòng Việt Nam
Thêm một bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa được hiến tặng ngày 25/12
"Dồn dập" đi mua vũ khí nước ngoài và ngỏ ý hợp tác quân sự
Treo biểu ngữ quân nhân Trung Quốc chào mừng ngày 22/12 là "lệnh trên" và không có giải thích???
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét